Thời Tam Quốc, Đông Ngô do Tôn Quyền trị vì được xem là quốc gia trung lập trong các cuộc xung đột giữa Thục Hán và Tào Ngụy. Dù thông tin về Đông Ngô ít hơn so với hai nước còn lại nhưng hậu thế vẫn có thể hiểu rõ được tài năng của Tôn Quyền khi vị quân chủ này đã đưa đất nước phát triển đến đỉnh cao giữa bối cảnh chính trị, quân sự rối ren của thời đại.
Sử sách có ghi lại rằng, Tôn Sách trước khi mất đã dặn dò Tôn Quyền trọng dụng hai tướng tài là Trương Chiêu và Chu Du. Tuy nhiên, nếu xét về thành tựu để lại thì dường như Trương Chiêu lại là mưu sĩ kém cỏi nhất, tài không xứng với danh.
Tranh chân dung Trương Chiêu
Cụ thể, khi Tào Tháo đem quân tiến đánh Đông Ngô, Trương Chiêu dẫn đầu các quan văn của Giang Đông khuyên Tôn Quyền đầu hàng trong khi đó nhiều quan võ đứng đầu là Chu Du lại quyết chủ chiến. Kết quả Tôn Quyền nghe theo Chu Du, hợp tác Lưu Bị đánh bại quân Tào, tạo lên trận Xích Bích lừng lẫy lịch sử. Từ đó thấy được Trương Chiêu vốn chỉ lo nghĩ cho bản thân chứ không màng đến quân chủ. Bởi, nếu Đông Ngô xin hàng thì Trương Chiêu vẫn bình an, thậm chí giữ được chức quan của mình trong khi đó Tôn Quyền nhiều khả năng sẽ bị diệt trừ để tránh hậu họa. Tuy nhiên, Tôn Quyền sau đó cũng không trách tội họ Trương vì lời khuyên can sai lầm của hắn.
Tiếp tục trong trận Di Lăng đối đầu nhà Thục Hán, Trương Chiêu một lần nữa khuyên Tôn Quyền đầu hàng cầu hòa, trả Kinh Châu lại cho Lưu Bị để giữ hòa bình cho Giang Đông. Tôn Quyền không nghe mà phong Lục Tốn làm Đại đô đốc, chỉ huy binh lính chống lại quân Thục. Kết quả Lục Tốn thắng đậm, đánh cho quân Thục tan tác.
Không ngoa khi nói Trương Chiêu là mưu sĩ kém cỏi nhất thời Tam quốc khi cứ khuyên đâu sai đó. Nếu quân chủ của Đông Ngô là một người không có chính kiến thì có lẽ nước này đã sớm bị Tào Ngụy và Thục Hán tiêu diệt.