‘Người nhà tôi làm giáo viên mầm non, có bằng đại học, vào biên chế được sáu năm mà thu nhập hàng tháng 4,5-5,5 triệu đồng, thật khó hiểu’.
Cả nước hiện vẫn thiếu 118.000 giáo viên, chủ yếu ở mầm non. Số thiếu tăng thêm hơn 11.000 người so với năm ngoái. Cả nước có hơn 19.300 giáo viên công lập nghỉ hưu và nghỉ việc. Trong khi đó, việc tuyển dụng giáo viên phổ thông ở các địa phương còn bất cập, chưa kịp thời và thiếu cơ chế thu hút, giữ chân giáo viên gắn bó với nghề.
Chia sẻ về lý do bỏ nghề giáo, độc giả Mai Mai cho biết: “Tôi từng xin về trường tiểu học công lập dạy học. Nhưng sau một thời gian dạy hợp đồng, tôi bỏ luôn. Chưa nói mức lương, thi công chức đã là một khó khăn. Chưa kể, các hoạt động ngoại khóa bắt buộc giáo viên phải tham gia, trong khi nó không đúng chuyên môn. Nào là đi thi hát, múa, văn nghệ… rất ảnh hưởng đến thời gian riêng tư.
Dạy trên lớp thôi đã mệt, lại không phải ai cũng có niềm yêu thích với mấy thứ hát hò, nhảy múa, ngoại khóa. Nhưng nếu ai không tham gia sẽ bị đánh giá. Vừa muốn giáo viên cống hiến cho lớp học, vừa muốn họ phải thi đua vì bộ mặt của trường, vậy thời gian đâu cho gia đình của tôi? Thế là tôi nghỉ dạy và làm việc khác. Bản thôi tôi thích trẻ con, muốn đi dạy, nhưng môi trường làm việc không còn phù hợp nữa”.
Đồng cảm với những bất cập trong nghề giáo, bạn đọc Do Huu Tiep bình luận: “Tôi có cô em họ sinh năm 1991, dạy Văn cấp hai ở một trường ở huyện. Dạy học từ lúc ra trường, theo hợp đồng mãi, lương thì bèo bọt, chế độ không đủ sống, cuối cùng em đã quyết định bỏ dạy để đi bán hàng thuê cho siêu thị. Tôi nghe mà nao lòng. Quả là để vào được biên chế với giáo viên không phải chuyện dễ dàng”.
“Tính ra hơn 10 năm rồi, kể từ ngày mà thế hệ tiếp theo của gia đình tôi (cả bên ngoại và bên nội) không có ai theo nghề giáo nữa. Ngày tôi học cấp ba (tôi sinh năm 1985), mẹ tôi đã làm giáo viên, quay cuồng trong câu chuyện ‘phổ cập’. Tiếp đó là cô, dì, mợ tôi cũng dạy các môn khác nhau, bù đầu bù cổ chạy theo giáo án chương trình. Mà tất cả ở quê, gia đình học sinh vốn nghèo. Thế là sau giờ dạy, họ lại còng lưng ra làm đủ nghề khác nhau để kiếm sống.
Sau này, thời đại Internet lên ngôi, phụ huynh được quyền giám sát và can thiệp một cách thái quá vào môi trường sư phạm. Trong khi đó, lương giáo viên lại thấp”, độc giả Gacib Oark nói thêm.
Nói về câu chuyện lương giáo viên, bạn đọc Van Hung nhận định: “Có một nghịch lý là người lao động được xác định mức giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng khi tính thuế thu nhập cá nhân. Nghĩa là người ta đã tính toán mức 11 triệu đồng là đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng tháng của người lao động ở thời điểm hiện tại. Vậy mà nhìn vào thực thế mà xem, mức thu nhập của giáo viên là bao nhiêu? Như người nhà tôi làm giáo viên mầm non, có bằng đại học, vào biên chế được sáu năm mà thu nhập hàng tháng 4,5 – 5,5 triệu đồng, thật khó hiểu”.
Cùng chung nỗi trăn trở về mức lương ít ỏi của giáo viên, độc giả Teddy Bomb chia sẻ: “Lương của một giáo viên trường chuyên có bằng Thạc sĩ là 7 triệu đồng. Bỏ ra ngần ấy tiền và công sức để học mà lương bèo bọt, về nhà mở lớp dạy thêm thì bị kêu là chèn ép học sinh. Giờ cứ trả lương giáo viên 10 triệu đồng cho người có bằng đại học và 15 triệu đồng cho người có bằng Thạc sĩ thì tôi tin ai cũng yêu nghề cả.
Nghề giáo viên bị thiếu nhân lực trầm trọng nhưng cũng là nghề trả lương chưa tương xứng. Công nhân lương trung bình 7 triệu đồng, tăng ca nhiều thì có thể kiếm được 13-15 triệu đồng một tháng là bình thường. Còn giáo viên chỉ có dạy thêm mới kéo thu nhập lên được chút ít”.
Trăn trở về mức lương của nghề giáo, bạn đọc Vuong Vu kết lại: “Giờ nhiều người không mặn mà với nghề giáo viên nữa vì: Thứ nhất, lương thấp. Thứ hai, giờ giấc không rõ ràng vì có nhiều việc ngoài lề. Chỉ hai điều đó thôi cũng để người ta phải suy nghĩ lại, dù có yêu nghề đến mấy thì cũng phải tính đến cuộc sống, gia đình. Vì thế nên giáo viên thời nay mới có chuyện đi làm thêm, bán hàng online, cò đất… vậy thử hỏi còn đâu thời gian tập trung dạy học, soạn giáo án, trong khi đồng tiền lại là nhân tố chính quyết định cho cuộc sống”.
News
Là tay chơi xe nổi tiếng chịu chi nhất Việt Nam, Đại gia Minh Nhựa sẽ chỉ tậu ‘thùng tôn di động’ Tesla Cybertruck, nếu hãng đáp ứng đầy đủ những điều kiện này: Còn không thì đành ‘có duyên không phận’
Chủ nhân của Pagani Huayra và McLaren Elva – đại gia Minh Nhựa mặc dù rất đam mê các dòng xe gầm cao nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, mọi thứ phải chắc…
Kỷ lục ‘vô tiền khoáng hậu’ tại thị trường ô tô Việt: Cứ hơn 8 giây có một người chốt cọc VinFast VF3, ông Vượng thu tiền trăm tỷ mỗi ngày
Mẫu xe điện VinFast VF3 đang trở thành hiện tượng của thị trường ô tô Việt Nam khi lượng xe đặt cọc chỉ sau 66 giờ lập kỷ lục 27.649, cao hơn cả…
Cận cảnh những chiếc xe VF 7 Hỏa Long Độc Bản đầu tiên được giao cho khách hàng
Những chiếc VF 7 Hoả Long Độc Bản (Dragon Forged) đầu tiên trong tổng số 68 chiếc phiên bản giới hạn được VinFast bàn giao cho khách…
hết Ngọc Trinh lại đến Hải Idol ‘xộ khám’ vì dựng xe giữa đường quay tóp tóp: Cái giá của câu view bất chấp bao giờ mới khiến các ‘idol top top’ tỉnh ngộ đây?
Dừng dàn ô tô trong khi rước dâu giữa đường để chụp ảnh câu view bất chấp, ‘Hải Idol’ cùng 3 đồng phạm khác đã bị công…
Hải idol dàn 4 xe sang đón dâu giữa đường nhằm ‘đánh bóng tên tuổi’
Theo Cục CSGT, Phạm Đức Hải (Hải ‘idol’) và các đồng phạm dàn 4 xe sang đón dâu giữa đường nhằm đánh bóng tên tuổi, tăng lượng…
Các ông lớn Trung Quốc đổ xô vào Việt Nam: VinFast ra ngay “lời thách đố gai góc”, Âu-Mỹ cũng chào thua
Xe điện từ Trung Quốc được đánh giá là số 1 thế giới nhưng chúng đã gặp phải kỳ phùng địch thủ VinFast khi định lấn sân…
End of content
No more pages to load