Bên cạnh việc quy định những trường hợp xe cải tạo được phép đăng kiểm, thông tư cũng chỉ rõ các trường hợp thay đổi có thể bị từ chối đăng kiểm.

Thông tư số 43 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo xe cơ giới chính thức có hiệu lực từ 15/2/2024. Bên cạnh việc quy định những trường hợp xe cải tạo được phép đăng kiểm, thông tư cũng chỉ rõ các trường hợp thay đổi có thể bị từ chối đăng kiểm.

Đăng kiểm xe có tác dụng gì?


truong-hop-tu-choi-dang-kiem-xe-1
Đăng kiểm xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành phố đều có 1 hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Công việc đăng kiểm sẽ gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác.

Mục đích quan trọng nhất của việc đăng kiểm đó là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải. Điều này cũng nhằm giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ phương tiện đối với bản thân cũng như cho những người xung quanh.

12 trường hợp thay đổi có thể bị từ chối đăng kiểm

Ngày 13/1, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết tình hình hoạt động kiểm định xe cơ giới năm 2023; Giới thiệu văn bản Quy phạm pháp luật; triển khai thực hiện Thông tư số 43/2023/TT-BGTVT, Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT của Bộ GTVT.

Nổi bật, thông tư nêu rõ các trường hợp có thể bị từ chối đăng kiểm khi thay đổi 1 trong các nội dung ở phụ lục XI. Phụ lục này có 12 trường hợp thay đổi:

– Loại phương tiện;

– Nhãn hiệu;

– Kích thước và khối lượng cơ bản của ôtô (sai lệch không vượt quá giới hạn sai số cho phép được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe cơ giới, QCVN 12:2011/BGTVT);

– Số người cho phép chở kể cả người lái;

– Kiểu dáng, kết cấu của cabin, khung hoặc thân vỏ ô tô;

– Kiểu loại động cơ, hộp số, cầu chủ động;

– Loại nhiên liệu sử dụng;

– Hệ thống phanh: kiểu dẫn động, cơ cấu phanh;

– Hệ thống lái: kiểu cơ cấu lái;

– Hệ thống treo: kiểu hệ thống treo, kiểu kết cấu của bộ phận đàn hồi;

– Hệ thống chuyển động: kiểu loại cầu bị động;

– Thiết bị đặc trưng (nếu có): thiết bị chuyên dùng, cơ cấu chuyên dùng.

Đơn giản hóa thủ tục cải tạo xe cơ giới
truong-hop-tu-choi-dang-kiem-xe-3
Thông tư 43 cụ thể hóa và đơn giản hóa các bước, trình tự thực hiện, mẫu hóa các văn bản đề nghị, thông báo, tiếp nhận, phiếu kiểm soát quá trình thực hiện giúp cho người dân, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý dễ thực hiện và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

Trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không làm thay đổi đặc điểm, kiểu loại phương tiện thì không được coi là cải tạo thì tiếp tục được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.

Cùng đó, bổ sung các trường hợp được miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo để đơn giản hóa các thủ tục cải tạo: Thay đổi bố trí chỗ ngồi hành khách hoặc cửa xếp dỡ hàng hóa của thùng hàng hoặc vật liệu bọc, lót thùng hàng….

Ngoài ra, cho phép các cơ sở thiết kế cung cấp cho chủ phương tiện văn bản đồng ý sử dụng bản sao hồ sơ thiết kế do chính Cơ sở thiết kế tự thiết kế và đã được cơ quan thẩm định thiết kế thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo quy định tại Thông tư này cho các xe cơ giới có cùng nhãn hiệu, số loại, thông số kỹ thuật với xe cơ giới trước cải tạo, để làm cơ sở cho việc thi công và nghiệm thu xe cơ giới cải tạo cho các xe cơ giới tương tự.