×
×

Trên xe ô tô có một nút nhỏ, ấn đúng không những bảo vệ sức khỏe mà còn tiết kiệm xăng: 99% người đi xe lại chưa biết, toàn để không

Tùy từng thời điểm hay khu vực đi qua mà tài xế có thể lựa chọn nút lấy gió trong hay lấy gió ngoài cho phù hợp.

Khi bật hệ thống điều hòa ô tô có hai chế độ lấy gió: lấy gió trong và lấy gió ngoài. Nhưng khi nào nên bật chế độ nào để tiết kiệm nhiên liệu và tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết.

Khi người dùng lựa chọn chế độ lấy gió ngoài, hệ thống lấy gió trên xe sẽ hút luồng không khí từ bên ngoài xe vào lọc gió. Sau đó, luồng không khí này tiếp tục được đưa qua dàn lạnh hoặc dàn sưởi của hệ thống điều hòa để thay đổi nhiệt độ phù hợp với mức mà người dùng đã chọn trong xe. Chế độ lấy gió này sẽ tạo ra luồng không khí tươi mát, đồng thời luôn đảm bảo lượng oxy trong khoang nội xe. Tuy nhiên, khi xe lưu thông qua những khu vực nhiều khói bụi hay có mùi, nếu người dùng vẫn chọn chế độ lấy gió ngoài sẽ làm bụi bẩn, không khí ẩm hay mùi khó chịu lọt vào trong xe.

ô tô, điều hòa ô tô, lấy gió trong và ngoài ô tô

Nút lấy gió trong và gió ngoài cho điều hoà ô tô, nếu bật đúng sẽ có nhiều lợi ích.

Nên lấy gió ngoài trong trường hợp: Khi vừa vào xe, bắt đầu khởi động máy, di chuyển ở khu vực không khí trong lành, ít khói bụi, đi vào ban đêm…

Trong những hành trình dài, cứ sau mỗi 30 phút thì tài xế nên chủ động sử dụng chế độ lấy gió ngoài tầm 5 phút hoặc có thể hạ nhanh cửa kính. Điều này giúp cabin thông thoáng hơn, đảm bảo lượng oxy trong xe, tránh gây cảm giác mệt mỏi khi xe bị thiếu oxy do lấy gió bên trong quá lâu.

Trong khi đó với chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ lấy trực tiếp luồng không khí tuần hoàn trong khoang nội thất xe để cho qua dàn lạnh, dàn sưởi nhằm thay đổi nhiệt độ. Với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, vào những ngày nắng nóng, so với lấy gió ngoài, chế độ lấy gió trong khi được kích hoạt sẽ mang lại hiệu quả làm mát nhanh hơn. Bởi nhiệt độ trong xe luôn chênh lệch so với bên ngoài. Tuy nhiên, với các xe không được trang bị hệ thống điều hòa tự động, khi chọn chế độ gió trong và sử dụng xe trong suốt hành trình dài, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cabin, khiến không khí ngột ngạt gây mệt mỏi cho người ngồi trong xe.

ô tô, điều hòa ô tô, lấy gió trong và ngoài ô tô

Theo các chuyên gia, nên chọn chế độ điều hoà lấy gió trong khi:

Di chuyển ở khu vực khói bụi, ô nhiễm: Khi di chuyển ở khu vực ô nhiễm nhiều khói bụi, khí thải, mùi lạ…nên chọn chế độ điều hoà lấy gió trong để đảm bảo không khí trong xe được sạch hơn.

Di chuyển khi trời mưa hay thời tiết ẩm ướt: Khi chạy xe dưới trời mưa hay thời tiết ẩm ướt nên chọn chế độ lấy gió trong để hạn chế việc hút ẩm từ bên ngoài vào, tránh gây ẩm mốc cho hệ thống điều hoà xe.

Related Posts

Quý tử “ngậm thìa vàng” nhà Quang Hải có biệt danh cực độc, là sự kết hợp giữa Messi và Ronaldo

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Chu Thanh Huyền đã thông báo dòng trạng trái vượt cạn thành công. Bên dưới bình luận, nhiều bạn…

Tốn kém như yêu Taylor Swift, mỗi ngày hết…

TPO – Travis Kelce tiết lộ đã chi khoản tiền khổng lồ để Taylor Swift và gia đình có chỗ riêng tư xem anh cùng đồng đội…

4 người này ĐỪNG ăn bún

(VTC News) – Bún là món ăn được nhiều người yêu thích tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này, dưới đây là những…

Ảnh hiếm Triệu Vy và Lâm Tâm Như dắt nhau sang Việt Nam 20 năm trước

Thế hệ 8x, 9x hẳn đã biết, nhưng chắc chắn rất nhiều bạn trẻ chắc chắn sẽ không biết đến sự kiện diễn ra vào 20 năm…

Người nổi tiếng vừa ra đi mãi mãi trong vụ 6 người Việt tuvong ở Thái Lan là ai?

Tối 16/7, thông tin 6 người qua đời tại một khách sạn ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) được lan truyền trên mạng xã hội. Theo tờ Bangkok Post (Thái Lan),…

Vì sao Triệu Vy thà lấy đại gia đã 1 đời vợ còn hơn chấp nhận tình yêu đơn phương suốt chục năm của Huỳnh Hiểu Minh?

Trong làng giải trí Hoa ngữ, mối tình đơn phương thuở còn học đại học của Huỳnh Hiểu Minh dành cho Triệu Vy là câu chuyện vô cùng nổi tiếng. Trước…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *