×
×

Tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi nhưng ra trường không xin được việc, cô gái Nam Định giấu gia đình vào Nam xin làm giúp việc

Ra trường không xin được công việc đúng chuyên môn, lương lại thấp khiến thạc sĩ trẻ phải làm thêm nghề giúp việc gia đình để có thu nhập.

Nguyễn Hoài Phương (26 tuổi), ngoại hình nhỏ nhắn, đeo kính cận dày cộp đến nhà chị Vũ Ngọc Anh (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để xin giúp việc theo giờ. Gia đình chị Ngọc Anh ấn tượng với Phương ngay từ lần đầu gặp vì cô gái này ăn nói rất lịch sự và lễ phép.

Sau vài câu hỏi thăm, chị Ngọc Anh biết được quê của Hoài Phương ở Nam Định. Em vào TP.HCM gần một năm để tìm kiếm việc làm. Hoài Phương thử sức ở nhiều công việc khác nhau nhưng chưa tìm được việc ưng ý. Trong thời gian này cô nhận giúp việc theo giờ để có thêm tiền trang trải.

“Em chỉ làm mỗi ngày khoảng 2 tiếng, bắt đầu từ 17h. Sau đó em phải đi học thêm tiếng Anh và tìm việc làm”, Hoài Phương nói.

Gia đình chị Ngọc Anh đồng ý với yêu cầu này của cô gái và trả cho Phương tiền công một ngày là 150.000 đồng. Mới một tuần, chị Ngọc Anh đánh giá Hoài Phương nhanh nhẹn, gọn gàng, làm việc đâu ra đấy. Bất ngờ hơn, Phương có thể giao tiếp bằng tiếng Anh lưu loát với cậu con trai đang học lớp 10 tại trường quốc tế.

Phương còn có vốn kiến thức xã hội tốt, am hiểu nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế. Điều này khiến chị cảm thấy tò mò về người giúp việc.

“Tôi  thấy Phương khác với tất cả những người từng giúp việc cho gia đình tôi. Kiến thức của em rất tốt, lại nói tiếng Anh lưu loát. Gặng hỏ mới biết Hoài Phương mới hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành kế toán. Gia đình tôi giật mình vì trình độ học vấn của em còn cao hơn cả vợ chồng tôi”, chị Ngọc Anh nói.
Nữ thạc sĩ làm thêm nghề giúp việc gia đình - 1

Nữ thạc sĩ làm thêm nghề giúp việc để có thu nhập. (Ảnh: NVCC)

Hoài Phương tốt nghiệp đại học năm 2017. Sau đó cô học thạc sĩ thêm 2 năm. Năm 2019, Phương nộp hồ sơ vào một đơn vị sự nghiệp nhà nước với mong muốn tìm được công việc ổn định tại quê nhà, nhưng không thành công.

Sau đó cô thử việc tại một công ty tư nhân với mức lương khởi điểm 3 triệu đồng/tháng. Lương thấp, áp lực lại cao nên chỉ sau khoảng 3 tháng, Hoài Phương xin nghỉ. Có thời điểm, Phương đi bán hàng siêu thị, bán bảo hiểm…nhưng đời sống vẫn bấp bênh, đôi khi cô phải xin tiền bố mẹ.

“Tôi buồn lắm. Nhìn bạn bè ra trường có công ăn việc làm ổn định còn mình sao vẫn long đong. Công việc đúng chuyên môn thì lương thấp, công việc trái ngành thì áp lực. Điều buồn nhất, tôi lại là một trong những sinh viên học giỏi nhất của lớp đại học”, Hoài Phương nói.

Tháng 3/2020, Phương quyết định vào TP.HCM tìm cơ hội việc làm. Cô xin việc tại một trường học với mức lương thử việc 5 triệu đồng/tháng. Tuy thu nhập cao hơn so với thời điểm ở Nam Định nhưng chi phí sinh hoạt tại TP.HCM không hề rẻ. Cuộc sống của Phương vẫn chật vật. Ngoài thời gian làm việc tại trường, cô còn làm thêm nhiều nghề như phát tờ rơi, phục vụ quán nước…

Cuối năm 2020, Hoài Phương bắt đầu thử sức với nghề giúp việc bán thời gian. Chỉ sau vài ngày đăng tin, cô nhận được hàng chục cuộc gọi từ các gia đình.

Từ khi làm thêm nghề giúp việc, cuộc sống của Phương ổn định hơn để tính toán tương lai xa. Thay vì cần hỗ trợ tài chính từ gia đình, Phương có thể lo được cho cuộc sống bản thân. Trong khi đó, bố mẹ ở quê vẫn nghĩ Phương đang làm việc tại một công ty liên doanh. Mỗi lần gọi video call về nhà, Phương đều giới thiệu gia đình chị Ngọc Anh với tư cách là chủ doanh nghiệp nơi cô bạn đang làm việc.

“Tôi vẫn giấu gia đình chuyện đi làm giúp việc. Bố mẹ tôi sẽ không chấp nhận việc con gái có bằng thạc sĩ lại đi làm nghề này. Nhưng tôi nghĩ không có công việc nào là sang – hèn, công việc nào cũng đáng quý như nhau. Nghề giúp việc giúp tôi có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống”, Phương chia sẻ.

Đến nay, Phương quen được một nhóm 5 bạn cũng làm nghề giúp việc gia đình theo giờ. Trong đó 3 người có bằng đại học.

“Sau những trải nghiệm của mình, tôi nhận thấy rằng học ngành nào, bằng cấp gì cũng không quan trọng. Quan trọng nhất là bản thân có thể thích nghi được với cuộc sống hay không? Cuộc sống sau khi ra trường thực sự nghiệt ngã”, Hoài Phương nói.

Related Posts

Bố đau ốm liên miên, mẹ làm công nhân dọn dẹp, nữ sinh nỗ lực trở thành thủ khoa đầu ra Đại học Luật Hà Nội

Bố đau ốm liên miên, mẹ là công nhân dọn vệ sinh, Ngô Quỳnh Liên nỗ lực trở thành thủ khoa đầu ra ngành Luật thương mại…

Học trò nghèo đỗ ĐH Thanh Hoa, cả làng góp tiền nuôi đi học, 10 năm sau cậu quay lại “trả ơn” bằng món quà hơn 260 tỷ

Nhờ có tình yêu thương của cả làng, Vương Thụy Phong đã được tiếp tục tới trường và dùng trí thức để thay đổi hoàn toàn cuộc…

Nam sinh gây sốt khi bồng cả vợ và con gái trong lễ tốt nghiệp, biết câu chuyện đằng sau lại càng ngưỡng mộ

Cặp đôi Hải Tú – Hải Luân kết hôn khi đang là sinh viên năm 2 và cả hai đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn…

Đào giếng đụng trúng kho báu, cả nhà đổi đời sau một đêm: Lạ lẫm vì lần đầu được ngồi trên đống tiền

Sau khi biết tin một gia đình trong lúc đào giếng tìm thấy kho báu, cả ngôi làng đổ xô cùng nhau đi làm giàu. Tháng 9/2016,…

Không đi học thêm, hầu như chỉ tự học qua mạng, nam sinh trường làng vẫn xuất sắc đỗ thủ khoa 3 khối

Những ngày này, gia đình học sinh Trần Bùi Xuân Dự (Kim Sơn, Ninh Bình) luôn ngập tràn niềm vui và những lời chúc mừng từ người…

Độc lạ miền Tây: Chó cưng 5 năm canh mộ, có đồ gì ngon cũng mang tặng chủ, gia đình coi như báu vật, bao tiền cũng không bán

Cô chó Mino ròng rã nằm trên mộ bé ᴋiệτ – ռgười bạn ᴛɦâп thiết тɦυở Mino mới được đón về nhà. Khi nó sıпɦ ϲօռ, mấγ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *