Ở cái bến xe khách giữa lòng thủ đô này chỉ cần hỏi đến tên ông Hùng thì ai cũng biết và kể về ông bằng những ngôn từ nhân hậu nhất, đặc biệt là với người nghèo thì ông Hùng chẳng khác gì là người ân nhân cứu cả cuộc đời mình.
Chẳng phải ông giàu có gì mà ngược lại cuộc sống của ông cũng vô cùng khó khăn, ông Hùng lấy vợ được 3 năm những tưởng cuộc sống gia đình của ông sẽ hạnh phúc êm ấm. Nào ngờ sau khi sinh đứa con gái đầu lòng được gần 5 tháng tuổi thì vợ ông bị bệnh hiểm nghèo qua đời. Vợ mất khi đứa con còn quá nhỏ, nhiều người xung quanh khuyên ông Hùng đi bước nữa để có người trò chuyện sớm hôm cho đỡ cô buồn. Nhưng thương con gái..sợ cảnh mẹ kế con chồng nên ông sống cảnh ” gà trống nuôi con” tự nhủ với bản thân sẽ thay vợ chăm lo cho đứa con thành người.
Ông Hùng làm đủ mọi nghề không không quản khó nhọc để kiếm tiền nuôi con, cho đến khi đứa con gái được 10 tuổi thì dốc hết toàn bộ vốn liếng tiền tiết kiệm ông Hùng mở một quán cơm bình dân để ở gần với con hơn. Như người ta làm ăn thì chỉ sinh lời còn ông Hùng thì ngược lại, vì cứ thấy người nào nghèo khổ là ông đều bán không lấy tiền. Cho đến một ngày như thường lệ thì khi ông Hùng đang chuẩn bị dọn hàng bán thì bỗng ông thấy bà chủ hiệu thuốc lôi một cậu bé trạc tuổi con gái ông ra rồi đánh đập chửi bới.
– Thằng ăn trộm…mày ra đây. Mày định ăn trộm thuốc của tao đi bán lấy tiền chơi bời đúng không?
– Không phải….cháu lấy…để cho mẹ cháu….
– Thằng vô học, mày định giở trò để qua mặt tao đúng không. Bố mẹ mày không dạy được mày thì để tao dạy..
Chứng kiến cảnh đứa bé còn nhỏ tuổi bị mọi người lao vào đánh, ông Hùng không cam tâm lao đến đẩy mọi người ra rồi nhỏ nhẹ cúi xuống hỏi.
– Mẹ cháu bị bệnh ạ?
Cậu bé không nói chỉ gật đầu rồi òa khóc nức nở, ông Hùng rút tiền trong túi ra trả cho bà chủ hiệu thuốc rồi đưa hộp cơm nóng cho cậu bé mang về cho mẹ. Lúc đó cậu bé kia chỉ nhìn ông Hùng một lát rồi cầm lấy bỏ chạy, mọi người xì xào bàn tán cho rằng ông Hùng đối xử tốt nhầm người. Vì thằng bé kia chẳng thèm cảm ơn ông lấy một câu mà bỏ chạy thằng…vậy nhưng ông Hùng lại nghĩ khác, ông giúp đỡ mọi người không phải vì đợi chờ sự trả ơn hay ngưỡng mộ…mà đơn giản ông cũng sống trong cảnh nghèo nên ông hiểu cảm giác nghèo khó là như thế nào.
Nói về cậu bé mà ông Hùng giúp đỡ thì nhiều lần ông mong ngóng cậu quay lại chỉ để đưa cho cậu hộp cơm…vậy nhưng chờ mãi cũng không thấy cậu bé. Cứ thế ông cũng dần dần quên đi vụ việc đó….Cuộc sống của ông vẫn tiếp diễn bằng việc gắn bó với quán cơm và giúp đỡ những người nghèo khó.
Bẵng đi 30 năm trôi qua…ông Hùng đã có tuổi, nhưng vì ham công tiếc việc nên ông vẫn gắn bó với quán cơm của mình. Cho đến một ngày khi ông Hùng và cô con gái đang bận bịu với công việc hàng ngày của mình thì bỗng ông Hùng cảm thấy choáng mặt rồi ngã bất tỉnh. Nhanh chóng sau đó ông được đưa đến viện với kết luận của bác sỹ có khối u trong não và cần phải mổ gấp. Mọi gánh nặng đều đè lên vai cô con gái ông Hùng, lâu nay đúng là ông mở quán cơm đông khách vậy nhưng phân nửa đều là người khó khăn đến xin ăn ông Hùng không lấy tiền. Chính vì thế mà bây giờ khi cần mốt số tiền lớn như vậy để phẫu thuật thì con gái ông Hùng không biết đào đâu ra.
Cô con gái lo lắng gọi điện vay mượn khắp nơi nhưng người ta đều khước từ vì sợ bố con cô không có khả năng chi trả, bất lực vì không còn cách nào khác nên con gái ông Hùng đành phải rao bán quán cơm gắn bó nhiều kỷ niệm với cha con cô để lấy tiền chi trả viện phí. Nhưng khó khăn cứ dồn dập…dù rao bán gần 4 ngày nhưng kết quả là không có người đến hỏi mua..mà bệnh viện thì lại giục đóng tiền gấp.
Và rồi khi tận cùng của sự khó khăn thì như một phép màu xuất hiện…khi cô con gái ông Hùng mang số tiền ít ỏi đến đóng tạm trước thì nhận được một bức thư kèm hóa đơn viện phí đã thanh toán xong. Vội vã mở bức thư ra thì nội dung trong đó khiến cô con gái bật khóc nức nở với nhưng câu đầu tiên:” Toàn bộ viện phí đã được trả cách đây 30 năm bằng 3 gói thuốc giảm đau và một hộp cơm.” Dưới bức thư đó còn ký tên của vị bác sỹ….là người đã chi trả số tiền phẫu thuật cho ông Hùng, và cũng chính là cậu bé ngày xưa được ông Hùng cứu giúp.
Cậu bé năm đó đã trở thành một vị bác sỹ tài giỏi…và chưa bao giờ cậu quên đi ân tình năm xưa của ông Hùng khi tất cả mọi người đều coi thường và không tin cậu…thì chỉ có một mình ông Hùng tin. Đúng là ban phát là sự thông cảm hay nhất và…cách đáp trả lại thật ân nghĩa. Những thứ mà mình cho đi thì rồi một ngày mình sẽ nhận lại được nhân nghĩa đó. Cô con gái cẩn thận gấp lại bức thư bỏ tay người cha của mình….vì cô muốn khi ông tỉnh dậy đây là niềm vui dành cho ông.