Từ thuở xa xưa, những nhà hiền triết nổi tiếng đã để lại cho chúng ta rất nhiều câu nói ẩn chứa tinh hoa và trí huệ tuyệt vời, trải qua bao nghìn năm, giá trị bài học quý giá trong đó vẫn còn nguyên vẹn.
Ngôn ngữ là biểu hiện của trí tuệ. Theo các nhà triết gia và các chuyên gia ngôn ngữ, biểu hiện cao nhất của trí tuệ chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ, bởi lẽ trí tuệ nằm sâu trong não và nó chỉ có một “sân khấu” lớn nhất – cao nhất – trực tiếp nhất, đó chính là ngôn ngữ. Chẳng vì thế ông cha ta đã căn dặn con cháu: “Người khôn ăn nói nửa chừng, làm cho người dại nửa mừng nửa lo”. Câu ca dao tuy quen thuộc nhưng vẫn có giá trị răn dạy con cháu đến ngày nay.
Người khôn theo nghĩa lớn là để giúp đời, theo nghĩa nhỏ thì chí ít phải có ý tưởng minh bạch về bất kể việc gì đó. Mục đích của cái khôn không phải thể trình ra quan niệm hay trí tuệ, mà là: để sống ưu thế hơn. Vì thế người ta còn nói “Khôn ăn người, dại người ăn”. Qua đó, câu ca dao: “Người khôn ăn nói nửa chừng, làm cho người dại nửa mừng nửa lo” căn dặn thế hệ cháu con khi giao tiếp, nên biết dừng lại khi cần; đừng nói dông dài “con cà, con kê” sẽ làm cho người nghe nhàm chán, mất hứng thú: “Rượu lạt uống lắm cũng say. Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Trong gia đình, trong làng xóm, trong quan hệ cộng đồng – sự hài hòa, nhường nhịn là cái gốc của cuộc sống yên vui.
Mặt khác, cũng cần tránh lối nói lấp lửng, nửa úp nửa mở; khiến cho người áy náy, phân vân, không rõ thực hư thế nào, gây phiền muộn cho nhau.
Trong cuộc sống, biết bao điều phức tạp nảy sinh và lời ăn tiếng nói có tầm quan trọng hàng đầu. Tìm hiểu ca dao, chúng ta càng cảm phục cha ông, càng thấm thía những lời dạy được truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị, đặc biệt trong thời đại công nghệ hiện nay.
Những người tự coi mình là hơn người, họ mạnh mồm thể hiện ta giỏi, ta khôn, coi người xung quanh trở thành phường ngu dốt mà không biết rằng, càng khoe khoang thứ gì, càng dễ mất đi thứ đó.
Ngược lại, với người thông minh và bản lĩnh, thay vì mất công trình bày này nọ, họ chứng minh bằng thực tế hành động của mình. Đó mới là ‘bằng chứng đanh thép’ nhất. Đằng sau sự trầm mặc luôn là một trí tuệ chín chắn và uyên thâm.
Vậy cho nên cha ông ta mới dạy rằng ‘Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo’.