×
×

Hùn tiền mua đất xây nhà để kinh doanh phòng trọ với anh trai, tưởng lời lãi mà mất trắng: Khổ không dám kêu

Vì quá tin tưởng người nhà khi góp vốn làm ăn chung, anh đã mất tất cả.

Bài viết là lời tự sự của một người đàn ông, được đăng tải trên Toutiao:

Quê tôi ở một vùng hẻo lánh ở Hồ Nam (Trung Quốc). Khi còn trẻ, tôi làm việc ở một công ty xây dựng nhỏ ở huyện. Sau nhiều năm chăm chỉ, tôi đã dành dụm được một số tiền và tự mở cửa hàng vật liệu xây dựng.

Trải qua vài năm vất vả, công việc kinh doanh của công ty tốt hơn rất nhiều. Có trong tay một chút tiền, tôi nghĩ ngay đến việc xây dựng nhà trọ cho sinh viên, người lao động ở. Nhưng Hồ Nam không nhiều khu công nghiệp, trường học nên năm 2001, tôi quyết định tới Thâm Quyến.

Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp ở Thâm Quyến phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện. Các khu công nghiệp được xây dựng xung quanh khu đô thị và còn vô số dự án tiềm năng được khai thác.

Hùn tiền mua đất xây nhà để kinh doanh phòng trọ với anh trai, tưởng lời lãi mà mất trắng: Trong làm ăn tối kỵ đầu tư cùng người thân - Ảnh 1.
Với sự hỗ trợ của những người bạn, tôi hợp tác với một số công ty xây dựng nhỏ để thực hiện các dự án. Tôi chịu trách nhiệm vận chuyển các loại vật liệu đến công trường. May mắn công việc thuận lợi, giúp tôi kiếm được khoản tiền khá. Đến đầu năm 2007, tôi tiết kiệm được 2 triệu NDT (khoảng 6,5 tỷ đồng).

Lúc này, tôi nghĩ đến việc mua nhà ở Thâm Quyến để kinh doanh phòng trọ. Giá nhà đất khoảng 10.000 NDT/m2. Trong khi bất động sản khu vực ngoại thành chỉ 7000 NDT/m2. Biết tôi có ý định mua nhà, anh trai họ lập tức tìm cách thuyết phục tôi không nên mua nhà sẵn mà nên xây theo đúng ý tưởng của mình.

Anh họ còn chia sẻ, anh đang có sẵn một miếng đất ở vùng ngoại ô, coi như anh góp đất, còn tôi góp tiền làm nhà. Anh đã bỏ không miếng đất trong nhiều năm, rất lãng phí. Mai này nếu bán được nhà thì mỗi người sẽ được hưởng một nửa số tiền.

Sau hơn nửa tháng suy nghĩ, tôi đồng ý. Mặc dù vị trí miếng đất hơi xa khu đô thị nhưng dù sao nó vẫn nằm trong thành phố lớn. Tôi tin chắc với sự phát triển của ngành công nghiệp trong tương lai, những ngôi nhà ở ven đô thị chắc chắn sẽ có giá trị lớn. Do đó, tôi quyết định sẽ cùng anh họ xây nhà.

Lúc đầu, 2 anh em tôi định xây ngôi nhà 8 tầng nhưng sau đó, anh họ tôi bảo 8 tầng quá ít, nên xây toà 12 tầng sẽ hợp lý hơn. Cố gắng xây nhiều tầng thì trong tương lai càng có nhiều tiền cho thuê nhà. Cuối cùng, tôi dồn hết tiền tiết kiệm cùng với đi vay người thân để bắt đầu thực hiện kế hoạch. Tổng chi phí xây căn nhà 12 tầng là 3 triệu NDT (khoảng 9,7 tỷ đồng).

Đến năm 2019, tiền thuê hàng năm tôi nhận được là 300.000 NDT (khoảng 974 triệu đồng). Cứ ngỡ việc kinh doanh suôn sẻ, chẳng bao lâu, chúng tôi sẽ hoà vốn và có tiền lãi. Nhưng chính phủ có dự án xây dựng ga tàu điện ngầm nên tiến hành thu hồi đất, các công trình đều bị phá dỡ. Chúng tôi nhận được tổng tiền đền bù 30 triệu NDT.

Theo đúng thoả thuận ban đầu, tôi cứ ngỡ mình sẽ được một nửa số tiền là 15 triệu NDT. Nhưng cuối cùng, người anh họ mà tôi tin tưởng là đã lừa gạt, lén lút làm giấy tờ sau lưng tôi và hưởng trọn 30 triệu NDT.

Giờ đây, tôi thấy vô cùng hối hận khi đã góp vốn kinh doanh cùng người thân. Vì quá tin tưởng nên giờ tôi trắng tay.

Hùn tiền mua đất xây nhà để kinh doanh phòng trọ với anh trai, tưởng lời lãi mà mất trắng: Trong làm ăn tối kỵ đầu tư cùng người thân - Ảnh 2.
Nguyên tắc xương máu khi góp vốn kinh doanh với người nhà

1. Xác định đối tượng góp vốn

Vấn đề xác định rõ đối tượng trong việc góp vốn kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó là một phần không hề nhỏ quyết định đến sự thành bại trong hành trình kinh doanh. Chính vì vậy, bạn cần phải xem xét, phân tích kỹ trước khi đưa ra quyết định chọn người đồng hành trong việc làm ăn.

2. Hợp đồng thoả thuận góp vốn

Hợp đồng là thứ không thể thiếu trong kinh doanh. Nó là cách tốt nhất để tránh những xung đột có thể xảy ra. Bạn cần đưa ra những điều khoản rõ ràng, cụ thể và công bằng cho cả hai bên. Đặc biệt là khi góp vốn làm ăn với người nhà bạn cần càng phải rõ ràng và minh bạch hơn

3. Định giá tài chính trước khi góp vốn

Mọi cá nhân đều có quyền tự định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc theo một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Không yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan nhà nước.

Trong quá trình kinh doanh, bạn cần có tính toán thống kê doanh thu lãi lỗ rõ ràng để các bên cùng nắm rõ được hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó cũng sẽ giúp cho việc phân chia lợi nhuận được cụ thể, chính xác và dễ dàng.

Related Posts

Trở thành thủ khoa ĐH Bách Khoa TP.HCM, chàng trai đứng trước nguy cơ phải bỏ học vì quá nghèo, người mẹ chấp nhận bán hết tài sản giá trị để dành cho con

Với số điểm 28,25 em Trần Văn Cường, học sinh Trường THPT Trần Phú (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã trở thành thủ khoa Trường ĐH Bách…

Nhà nghèo, không đủ tiền trang trải học phí: Thủ khoa trường làng muốn bỏ đại học, đi làm thuê chưa đến 200.000 đồng/ngày

Hoàng Thị Mai Thơm (18 tuổi) – thủ khoa khối C00 của Trường THPT Sơn Dương (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) với số điểm 26,75 định…

Nỗ lực thay ba làm trụ cột gia đình, chàng trai Kiên Giang cố gắng học hành, trở thành thủ khoa ở tuổi 35

Nỗ lực thay ba làm trụ cột gia đình, gặp nhiều khó khăn, nhưng 8x Kiên Giang vẫn quyết tâm học hành và trở thành thủ khoa…

Nghị lực phi thường của cậu học trò m:ù đầu tiên thi đỗ khoa piano tại Nhạc viện Hà Nội

Em Bùi Quang Khánh, 16 tuổi là học trò mù đầu tiên ở khoa piano trong hơn 60 năm của Nhạc viện Hà Nội. Nguồn: Internet Chuyện…

Nam sinh nghèo vừa giúp bố mẹ làm nông vừa quyết chí học tập, thi đỗ ĐH top đầu

Xuất thân nghèo khó, sau giờ học còn phụ giúp cha mẹ làm nông, nhưng nam sinh này vẫn thi đỗ ĐH top đầu. Nguồn: Internet Mộc…

Con trai út của gia đình nông dân nỗ lực học hành, là sinh viên xuất sắc ở ĐH Bách khoa: Phải cố học để thoát khỏi cái khổ

Sái Tuấn Vũ là sinh viên xuất sắc ở ĐH Bách khoa Hà Nội, vừa nhận học bổng của trường nhờ thành tính đáng nể trong học…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *