Có giai đoạn Elon Musk đã phải dùng mọi thủ đoạn để tìm kiếm nguồn vốn mới trong bối cảnh Tesla sắp phá sản.
Tờ Busienss Insider (BI) cho hay những tiết lộ xung quanh tranh cãi của Elon Musk và Sam Altman về OpenAI đã cho thấy mục đích thực sự của ông chủ Tesla khi tiếp cận startup này ban đầu.
Theo đó, những đoạn đối thoại mà OpenAI công bố cho thấy Elon Musk muốn biến dự án này thành nơi bán giấc mơ, gọi vốn từ nhà đầu tư để cứu sống Tesla trong bối cảnh sắp phá sản.
Tuyệt vọng
Theo BI, năm 2018 là thời điểm tuyệt vọng của Elon Musk khi Tesla bên bờ vực phá sản do gặp trục trặc với sản phẩm Model 3. Đáng lẽ ra đây phải là vị cứu tinh của startup xe điện non trẻ, nhưng do trễ hạn và vượt ngân sách nên Tesla lúc này đang rất cần vốn vì đã gần phá sản.
Trong khi Elon Musk thường nhắc về giai đoạn khó khăn đó như một biểu tượng cho tinh thần vượt khó khởi nghiệp, nhưng những bằng chứng mới đây của OpenAIlại cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác.
Elon Musk và Sam Altman
Tại thời điểm đó, Elon Musk đầu tư cho OpenAI, một dự án trí thông minh nhân tạo vốn còn mới mẻ và chưa ai nghĩ rằng hãng sẽ tạo nên được ChatGPT và có tổng giá trị đến 86 tỷ USD sau này.
Ban đầu, Elon Musk muốn OpenAI gọi vốn 1 tỷ USD để rồi hợp nhất với Tesla, qua đó tạo dòng vốn gián tiếp để cứu hãng xe điện. Những dòng hội thoại cho thấy OpenAI bất ngờ trở thành dự án cứu cánh gần như cuối cùng của Elon Musk trong cơn tuyệt vọng, nhằm bán một giấc mơ mới cho nhà đầu tư để gọi thêm vốn.
Ngoài ra, cuộc tranh cãi bên trong OpenAI là do Elon Musk tức giận khi dự án cho các nhà đầu tư khác tiếp cận thay vì để dự án cho riêng ông chủ Tesla.
Những bằng chứng của OpenAI được đưa ra trong bối cảnh Elon Musk kiện OpenAI, cáo buộc công ty vi phạm hợp đồng khi không còn hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận. Cha đẻ của ChatGPT đã thành lập bộ phận hoạt động lợi nhuận có giới hạn vào năm 2019 để thu hút các nhà đầu tư mới và để có tiền trả lương cho những nhân sự tài năng làm việc.
Các bài đăng trên blog cũng như những email đã chỉ ra rằng Elon Musk không “trong sáng” như mọi người tưởng tượng.
Ban đầu vào năm 2015, hai nhà đồng sáng lập OpenAI là Greg Brockman và Sam Altman chỉ muốn huy động khoảng 100 triệu USD đầu tư, số vốn cần thiết để hoạt động. Thế nhưng Elon Musk khi đó vẫn còn trong ban quản trị đã đề nghị nâng con số này lên 1 tỷ USD để đủ sức cạnh tranh với Google hay Facebook.
Năm 2017, khác với những gì Elon Musk kể, chính ông chủ Tesla lại là người đồng ý việc OpenAI hoạt động vì lợi nhuận thay vì tôn chỉ phi lợi nhuận trước đó, miễn là Elon Musk được nắm quyền kiểm soát công ty.
Tháng 2/2018, Elon Musk còn đề xuất sáp nhập OpenAI vào Tesla với lý do rằng hãng xe điện này có thể là con đường duy nhất nhằm đưa cha đẻ ChatGPT lên sánh ngang cùng Google.
Mặc dù các lời quảng cáo của Elon Musk chỉ ra rằng OpenAI cần Tesla nếu muốn sinh tồn trong thời kỳ đầu nhưng những bằng chứng lại chỉ ra điều ngược lại.
Chính Tesla của Elon Musk mới đang cần một chiếc phao cứu sinh khi Elon Musk thấy rõ tiềm năng của OpenAI trong mảng huy động vốn, bán một giấc mơ mới cho nhà đầu tư.
Như đã nói ở trên, Tesla đang bên bờ vực phá sản và Elon Musk sẵn sàng thử mọi thứ trong cơn tuyệt vọng. Bởi vậy việc nắm quyền điều hành một công nghệ mới đầy hứa hẹn, giúp nhà đầu tư rót thêm vốn là phương án đầy khả thi.
Năm tồi tệ
Tháng 2/2018 khi Elon Musk đang kêu gọi sáp nhập OpenAI vào Tesla thì hãng xe điện này đang lâm vào cảnh khốn cùng. Hoạt động sản xuất Model 3 đang đốt quá nhiều chi phí và chậm tiến độ.
Thậm chí trong hội nghị toàn công ty tháng 5/2018, ông chủ Tesla đã nổi cáu và chỉ trích một nhà phân tích khi đặt câu hỏi liệu hãng sẽ còn phải mất bao nhiêu tiền để ra mắt được Model 3.
Tháng 6 năm đó, Tesla sa thải 9% nhân viên của mình để cắt giảm chi phí. Chiến lược tự động hóa toàn nhà máy của Elon Musk thất bại. Tháng 8/2018, Elon Musk tiết lộ kế hoạch bán cổ phần Tesla với giá 420 USD/cổ nhằm tìm kiếm thêm nguồn vốn. Đây cũng là lúc Tesla báo cáo khoản lỗ lớn hơn dự kiến.
Kể cả khi Model 3 đã được sản xuất thành công thì Tesla cũng gặp khó trong vấn đề giao hàng do năng lực logistic quá kém. Sự trì hoãn trong mảng giao hàng tệ đến mức chúng ngốn quá nhiều tiền dù Elon Musk đang cố gắng cắt giảm chi phí điên cuồng.
Thậm chí nhà khởi nghiệp này còn yêu cầu tất cả nhân viên Tesla từ mọi bộ phận phải đích thân đi giao xe cho khách trong ngày nghỉ cuối tuần.
Dần dần Tesla có một chút lãi nhưng chừng đó là chưa đủ để giúp công ty vốn đang ngập trong nợ.
Bước sang năm 2019, giá cổ phiếu Tesla sụt giảm và một số giám đốc điều hành rời công ty. Chính bản thân Elon Musk cũng phải thừa nhận trong một cuộc họp kín rằng hãng sẽ không có lãi nửa đầu năm.
Cuối năm 2019, việc đưa nhà máy tại Thượng Hải vào hoạt động đã giúp Tesla có cơ hội tiếp cận thị trường xe điện đang bùng nổ ở Trung Quốc, đồng thời cắt giảm được chi phí hàng loạt thông qua hiệu quả sản xuất lẫn logistic cực tốt tại đây.
Nhờ Trung Quốc mà năm 2020 là năm đầu tiên Tesla có lãi thường niên.
Vô duyên
Bất chấp thực tế rằng Tesla chỉ có thể sống sót nếu không nhờ Trung Quốc, bức email gửi tháng 12/2018 của Elon Musk cho ban điều hành OpenAI nêu rõ rằng nếu không có ông thì hoạt động của dự án chắc chắn sẽ không bao giờ thành hiện thực.
“Tôi cho rằng khả năng OpenAI cạnh tranh được với DeepMind của Google là 0% nếu không có sự thay đổi đáng kể về cách điều hành và phân bổ tài nguyên. Chúng ta cần hàng tỷ USD đầu tư mỗi năm hoặc là quên dự án đi”, bức email của Elon Musk nêu rõ.
Thế nhưng cho đến hiện tại, OpenAI lại phát triển rực rỡ và Elon Musk rõ ràng vẫn chưa quên được dự án từng là lựa chọn duy nhất cứu sống Tesla trong cơn tuyệt vọng.
Vụ kiện của Elon với OpenAI không liên quan gì đến cách vận hành mà chỉ đơn giản là sự cay cú khi dự án vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực thú vị nhất về công nghệ, còn Tesla lại một lần nữa rơi vào cảnh khó khăn.
Cổ phiếu của Tesla đã giải qua giai đoạn hoàng kim từ năm 2019 đến 2023. Tuy nhiên mọi chuyện đã qua khi hãng xe điện này ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Elon Musk đang phải bào mòn lợi nhuận để cạnh tranh về giá tại cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Thế rồi ngày càng nhiều đối thủ khiến doanh số Tesla suy giảm.
Tệ hơn, ông chủ Tesla cũng đang phải gánh hoạt động kinh doanh và trả lãi vay hàng tháng cho Twitter-X, một dự án được kỳ vọng bán tiếp giấc mơ để gọi vốn cho Elon Musk nhưng không thành công.
Do đó giờ đây khi AI bùng nổ thì Elon Musk lại quay lại với OpenAI trong một vụ kiện vô duyên, khi ông chủ Tesla lại một lần nữa viện dẫn các lý do để đưa dự án này về với Tesla.
*Nguồn: BI
News
Là tay chơi xe nổi tiếng chịu chi nhất Việt Nam, Đại gia Minh Nhựa sẽ chỉ tậu ‘thùng tôn di động’ Tesla Cybertruck, nếu hãng đáp ứng đầy đủ những điều kiện này: Còn không thì đành ‘có duyên không phận’
Chủ nhân của Pagani Huayra và McLaren Elva – đại gia Minh Nhựa mặc dù rất đam mê các dòng xe gầm cao nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, mọi thứ phải chắc…
Kỷ lục ‘vô tiền khoáng hậu’ tại thị trường ô tô Việt: Cứ hơn 8 giây có một người chốt cọc VinFast VF3, ông Vượng thu tiền trăm tỷ mỗi ngày
Mẫu xe điện VinFast VF3 đang trở thành hiện tượng của thị trường ô tô Việt Nam khi lượng xe đặt cọc chỉ sau 66 giờ lập kỷ lục 27.649, cao hơn cả…
Cận cảnh những chiếc xe VF 7 Hỏa Long Độc Bản đầu tiên được giao cho khách hàng
Những chiếc VF 7 Hoả Long Độc Bản (Dragon Forged) đầu tiên trong tổng số 68 chiếc phiên bản giới hạn được VinFast bàn giao cho khách…
hết Ngọc Trinh lại đến Hải Idol ‘xộ khám’ vì dựng xe giữa đường quay tóp tóp: Cái giá của câu view bất chấp bao giờ mới khiến các ‘idol top top’ tỉnh ngộ đây?
Dừng dàn ô tô trong khi rước dâu giữa đường để chụp ảnh câu view bất chấp, ‘Hải Idol’ cùng 3 đồng phạm khác đã bị công…
Hải idol dàn 4 xe sang đón dâu giữa đường nhằm ‘đánh bóng tên tuổi’
Theo Cục CSGT, Phạm Đức Hải (Hải ‘idol’) và các đồng phạm dàn 4 xe sang đón dâu giữa đường nhằm đánh bóng tên tuổi, tăng lượng…
Các ông lớn Trung Quốc đổ xô vào Việt Nam: VinFast ra ngay “lời thách đố gai góc”, Âu-Mỹ cũng chào thua
Xe điện từ Trung Quốc được đánh giá là số 1 thế giới nhưng chúng đã gặp phải kỳ phùng địch thủ VinFast khi định lấn sân…
End of content
No more pages to load