Nhiều người quan niệm nuôi con là để có chỗ dựa sau này thế nhưng nếu thực sự chỉ để phục vụ mục đích đó, hy sinh suốt cả một đời để đánh đổi liệu có đáng? 

Người Việt xưa nay luôn cho rằng, con cái là mối ƌầυ tư lớn. Khi con còn nhỏ, cha mẹ dồn hết tình yêu, tiền bạc cho con. Những đứa trẻ được học ɦàɴh, lớn lên theo kỳ vọng của cha mẹ. Họ mong con tɦàɴh tài, cho họ mở mày mở mặt và đặc biệt lúc về già, cha mẹ có nơi để nương tựa và trông mong. Con cái rồi sẽ bị ‘chữ Hiếu’ đè nặng trên vai và cả trách nhiệm đầy mình.

Nhưng thói quen dồn tất cả cho con một cáсh mù quáпg sẽ làm hại ɴgườι Việt nói riêng và ɴgườι Á Đông nói cɦuɴg.

Phận làm con đừng quên báo hiếu cha mẹ mỗi ngày

Một đứa trẻ không tự ý bước vào cuộc đời bạn, ngược lại, bạn mới người muốn chúng ra đời. Tôi tin bất cứ cha mẹ nào cũng đều mong con cái ngoan ngoãn, trưởng thành và sống một đời bình an.

Tư tưởng con cái phải phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, làm tròn đạo hiếu vô hình chung khiến đứa trẻ vừa ra đời phải mang một gánh nặng trên vai. Chẳng phải chúng ta vẫn luôn mong con hạnh phúc hay sao? Muốn con hạnh phúc, hãy cởi bỏ những trách nhiệm cho chúng.

Báo hiếu cha mẹ đúng cách theo lời Phật dạy

Ở các nước phát triển, bố mẹ chỉ nuôi dưỡng con đến năm 18 tuổi. Sau đó, những đứa trẻ tự bươn ra ngoài kiếm sống. Ngược lại, cha mẹ về già cũng chọn viện dưỡng lão sống.

Đó mới thực sự là văn minh, mà các bậc phụ huynh Á Đông, đặc biệt là Việt Nam nên học hỏi. Bản thân các bậc làm cha làm mẹ, thay vì tằn tiện chi tiêu, gom góp mua nhà, mua xe… cho con. Họ nên để dành tiền đó dưỡng già hoặc để dành lo cho mình.

Một số trung tâm chăm sóc người cao tuổi tôi có dịp đến, đều có điều kiện khá tốt. Mức giá dao động từ 8 triệu đồng/tháng – 15 triệu đồng/tháng. Nếu có nhiều viện dưỡng lão hơn, thì giá cả có thể sẽ giảm xuống.

Con cái đừng để cha mẹ nếm trải thăng trầm và già đi một mình

Cơ sở vật chất cũng tiện nghi, có người phục vụ 24/24. Khi nào thích, bạn vẫn có thể ra ngoài chơi…Vậy tại sao chúng ta không cho bản thân cơ hội sống thoải mái, lại khư khư đòi ở với con. Con cái bận rộn, không chăm sóc chu đáo lại tủi hờn, rồi trách cứ chúng?

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là con cái không cần nhìn thấy công lao sinh dưỡng của cha mẹ hay không cần phải đền trả. Đó là vì như đã nói ở trên, bất cứ vì lý do gì, nếu không có cha mẹ sinh dưỡng thì con cái sẽ không hiện hữu và không sống còn. Và vì đây cũng là một trong những trách nhiệm và bổn phận của một đứa trẻ, như một cá nhân, khi nó sống trong những tổ chức gọi là “gia đình” và “xã hội”.

Ảnh Mẹ Già (21)

Hơn nữa, việc một đứa con “đền trả công ơn” của cha mẹ nó cũng thường xảy ra một cách “tự nhiên” vì chính nó cũng bị lôi cuốn và ràng buột, tương tự như cha mẹ nó, bởi các yếu tố sinh, tâm lý và nhân văn, như kể trên, của nó.

Bởi vậy, hãy coi việc nuôi con là chắp thêm đôi cánh cho con được trưởng thành, được bay cao, bay xa chứ không phải chỉ mong ‘trói buộc’ chúng vào chữ Hiếu. Bởi khi là một đứa con hiếu thảo, mọi thứ sẽ đều là tự nguyện, không gì là bắt buộc.