Vì yêu thương, cha mẹ làm hết mọi điều cho con cái, nhưng đổi lại là hành động vô ơn, bạc bẽo và không hề ‘biết đánh vấn’ hai chữ BÁO HIẾU! 

Bổn phận của con cái chính là hiếu thảo và phụng dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh những người con hết lòng hiếu kính với cha mẹ, chỉ sợ thời gian dành cho cha mẹ không đủ nhiều để đền đáp công lao thì không ít người lại tỏ ra vô ơn, sống chỉ biết mình không quan tâm đến bậc làm cha làm mẹ đến khi không còn cha mẹ bên cạnh mới cảm thấy nuối tiếc.

Nếu các bậc cha mẹ cho rằng, việc mình chăm sóc con cái, nấu cho con ăn, giám sát làm bài tập về nhà, dọn dẹp đồ chơi… là việc của bản thân, đương nhiên đứa trẻ sẽ nghĩ đó đều là những việc mà cha mẹ nphải làm và chúng sẽ không tỏ ra biết ơn.

cha mẹ càng "cho" nhiều, con cái càng ít biết ơn và hay đổ lỗi

Bản năng của bất cứ người làm cha mẹ nào là sẵn sàng làm tất cả mọi thứ vì con cái, hầu như dành gần như toàn bộ thời gian, sức lực cho chúng. Lúc nào trẻ cũng cảm thấy mình là trung tâm, dần dà tự cho mình là người quan trọng nhất trong nhà và mọi người phải phục vụ mình.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em có xu hướng biết ơn công sức của người xa lạ, nhưng lại bỏ qua sự đóng góp của người nhà. Trẻ coi việc cha mẹ làm cho mình là điều đương nhiên và không biết ơn những gì cha mẹ làm.

Cha mẹ nhắc nhở trẻ đánh răng, làm bài tập, ăn ít đồ ngọt, hạn chế xem TV… Tất cả những điều tốt này, nếu trẻ không hiểu cha mẹ đang muốn tốt cho mình, chúng sẽ không biết ơn mà còn chán ghét. Ngoài ra, nếu đứa trẻ cảm thấy rằng, vấn đề này không có giá trị gì đối với mình, chúng cũng sẽ không biết ơn.

cha mẹ càng "cho" nhiều, con cái càng ít biết ơn và hay đổ lỗi

Cha mẹ quá yêu thương con cái cũng giống như câu chuyện ‘Triết lý viên kẹo’: Hàng xóm của bạn có một đứa bé kháu khỉnh đáng yêu, bạn thấy quý nó vô cùng. Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều đó rất tự nguyện, thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo.

Rồi một ngày kia, bạn gặp chút mệt mỏi và quên bẵng mất mình đã hết kẹo mà chưa đi mua. Gặp đứa bé trên đường đi làm về, bạn xoa đầu nó và bảo: “Chú hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy thái độ của nó lập tức thay đổi. Nó thờ ơ, lạnh lùng gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi nói nói với mọi người rằng bạn không còn tốt với nó nữa.

cha mẹ càng "cho" nhiều, con cái càng ít biết ơn và hay đổ lỗi

Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm. Khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn. Nếu ở trong hoàn cảnh đó liệu bạn có thể tiếp tục “cho đi” nữa hay không? Với nhiều người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày, thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho mà thôi.

Bởi vậy mới có câu nói dành cho những đứa con bất hiếu: “Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.”