×
×

Cả nhà trông chờ vào chiếc máy may của mẹ, nữ sinh lớp 12 sợ đỗ đại học vì không có tiền trang trải

Không biết có được đi học đại học hay không? Câu hỏi luôn thường trực trong đầu và cứ bám lấy cô học trò Trương Quang Thảo Nhung suốt thời gian qua. Dù luôn mong mỏi được vào giảng đường, nhưng vì nhà nghèo nên mơ ước vào đại học của Nhung có vẻ ngày một mờ dần và đang mấp mé bên bờ vực dang dở…

Khó khăn bủa vây

Tôi tìm đến nhà của Trương Quang Thảo Nhung, học sinh lớp 12A13, Trường THPT Trịnh Hoài Đức, TP.Thuận An (tỉnh Bình Dương) vào một buổi trưa hè.

Đó là căn nhà tạm bợ, rất cũ kỹ ở khu Gò Cát, TP.Thuận An (tỉnh Bình Dương). Thời tiết hôm ấy nắng gắt, ngồi dưới căn nhà mái tôn lụp xụp khiến mọi người ai cũng toát mồ hôi như tắm.

Trong căn nhà tuềnh toàng, Nhung đang ngồi học bài cạnh mẹ bên bàn máy may đã ngã màu với thời gian. Một bên là đống vải vóc, quần áo cũ; một bên là những cuốn sách, tài liệu của Nhung. Em vừa ôn thi, vừa tranh thủ phụ mẹ cắt khuy áo, sửa đồ để kiếm thêm tiền trang trải trong cuộc sống.

Nghị lực mùa thi: Khó khăn cản bước vào giảng đường  của cô học trò nghèo - Ảnh 1.

Cô học trò Thảo Nhung sợ sẽ dang dở ước mơ vào giảng đường đại học vì gia cảnh quá khó khăn

Lê Thanh

Nhìn đôi mắt đượm buồn không thể diễn tả của hai mẹ con, tôi ngầm hiểu rằng họ đang có quá nhiều nỗi lo. Bà Quang Ngọc Thương (46 tuổi), mẹ của Thảo Nhung, đang mắc phải căn bệnh thiếu máu cơ tim, cao huyết áp nên thường xuyên đi bệnh viện và phải uống thuốc triền miên, vì vậy không thể làm được những công việc nặng nhọc. Công việc hiện tại của bà Thương là may đồ và sửa đồ cũ, nhưng rất ế ẩm.

“Thời buổi này người ta toàn mua đồ bán sẵn về mặc cho nhanh và tiện, ít ai cất công mua vải rồi mang đến nhờ thợ may như ngày xưa nên việc may vá gặp nhiều khó khăn. Để có nguồn đồ để làm, tôi phải ra chợ nhờ những chủ cửa hàng bán quần áo, nếu ai có nhu cầu sửa đồ thì gọi mình ra nhận hàng mang về nhà làm kiếm thêm được đồng nào hay đồng nấy”, bà Thương nói.

Ông Trương Thanh Hồng, cha của Nhung, cũng không có công việc ổn định, ai thuê việc gì thì làm nấy. Theo lời bà Thương, hiện tại chồng bà mắc bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, từng trải qua điều trị rất nhiều năm nhưng đến nay vẫn không khỏi và phải uống thuốc mỗi ngày.

“Không những thế, chồng tôi còn phải phụng dưỡng cha mẹ ở quê nhà đã ngoài 70 tuổi. Vì vậy gánh nặng của gia đình càng thêm chồng chất”, bà Thương chia sẻ.

Không đủ sức để cho con học tiếp

Tuy nhiên, khó khăn của gia đình chưa dừng lại ở đó, đứa con gái thứ hai của bà Thương đang học lớp 8 cũng mắc phải căn bệnh hiểm nghèo và đang điều trị.

“Hiện tại tôi rất lo lắng cho con đường học hành phía trước của con. Nếu Nhung vào đại học, tôi sợ mình không còn đủ sức khỏe và không có tiền bạc để lo cho cháu ăn học tiếp trong 4 năm. Trước đây, những lúc túng quẫn, tôi từng nhiều lần đắn đo, trăn trở cho cháu nghỉ học nhưng vì thấy con ham học, chăm chỉ miệt mài đèn sách mỗi ngày nên tôi chạy vạy vay mượn khắp nơi để cho con học tiếp. Nhưng khi đó con còn học THPT, chi phí mọi thứ còn thấp, còn nếu khi con vào đại học thì đủ thứ phải chi nên tôi lo mình không đủ sức để cho con học tiếp”, bà Thương bật khóc.

Ý thức được hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên Nhung luôn học giỏi, chăm ngoan và cố gắng vượt qua khó khăn để đến trường. “Em có ước mơ cháy bỏng trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh, vì đó là sở trường của em. Tuy nhiên, đó chỉ là mong muốn của cá nhân nhưng có thể không thành hiện thực. Bởi vì, em nghĩ với hoàn cảnh gia đình khó khăn như hiện tại của mình thì cho dù em có đậu đại học đi chăng nữa cũng không biết lấy tiền đâu để học tiếp”, Nhung bộc bạch.

Mọi sự đóng góp, ủng hộ em Trương Quang Thảo Nhung, học sinh lớp 12A13, Trường THPT Trịnh Hoài Đức, TP.Thuận An (tỉnh Bình Dương), quý độc giả vui lòng gửi về chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 10006868 – Eximbank – chi nhánh Sài Gòn. Nội dung ghi: giúp đỡ em Trương Quang Thảo Nhung; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển số tiền của bạn đọc đóng góp đến em Trương Quang Thảo Nhung trong thời gian sớm nhất.

Rời căn nhà lụp xụp của Nhung vào một buổi trưa hè nóng bức nhưng tôi không thể nào quên ước mơ cháy bỏng trở thành giáo viên dạy tiếng Anh của cô học trò nghèo, kèm theo đó là lời tâm sự của người mẹ: “Tôi cứ nghĩ mãi câu hỏi trong đầu là làm sao gia đình có thể kiếm tiền để cho cháu tiếp tục được học lên đại học trong thời gian tới?”.

Related Posts

‘V.ét’ túi nốt 10 nghìn mua vé số Vietlot, anh xe ôm b.ất ng.ờ trúng 47 tỷ đồng: Bữa cơm nhà mình có thịt rồi

Mỗi ngày, anh Long (TP.HCM) bỏ ra một số tiền nhỏ để mua vé Vietlott cầu may. Sau thời gian dài kiên trì đầu tư, người đàn…

Mỗi ngày mua 8 tờ vé số trong suốt 2 năm, chủ tiệm mĩ phẩm trúng liên tiếp 4 lần, hết cha trúng lại con trúng

Mỗi ngày mua 8 tờ vé số Vietlott suốt hai năm rưỡi, chị M.H. ở Cần Thơ đã trúng giải Jackpot trên 20,6 tỷ đồng. Cha chị…

Người phụ nữ trúng số độc đắc 23 tỷ đồng nhờ việc làm của anh hàng xóm ‘thần tài’: Chủ nhân còn không tin mình may măn đến thế

Truyền thông thế giới từng đưa tin về một trường hợp trúng số độc đắc khiến ai cũng ngỡ ngàng. Theo đó, bà Marla Ballard (60 tuổi)…

Chơi một dãy số trong 30 năm, người đàn ông gốc Việt trúng 60 triệu đô: Kiên trì thì cái gì cũng được

Dãy số “2-3-4-8-9-20-30-45” đã được ông Bon Truong thử đi thử lại suốt gần 30 năm, cho đến khi trúng độc đắc 60 triệu đô la vào…

Nhóm bạn thân rủ nhau mua vé số chơi chơi nào ngờ trúng độc đắc 760 tỷ đồng: Nghỉ việc, dành tiền tận hưởng hết nấc

Một nhóm nhân viên nữ tại nhà bếp của Trung tâm y tế Vương quốc Anh đã bỏ việc sau khi trúng xổ số với khoản tiền…

Hàng trăm người dân trong một ngôi làng cùng trúng số cả trăm tỷ đồng: Chủ nhân nhảy cẫng lên sung sướng, cách ăn mừng cũng độc lạ

Hơn 400 người tại một ngôi làng nhỏ sững sờ khi biết tin họ đã trúng thưởng xổ số với những mức giá trị khác nhau. 536435…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *