×
×

Bộ GTVT trả lời kiến nghị không tước bằng lái xe với tài xế vi phạm nồng độ c;ồn

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan kiến nghị trên.

Ngày 19/3, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Đồng Nai về kiến nghị nghiên cứu sửa đổi quy định lái xe vi phạm nồng độ cồn theo hướng tăng nặng mức xử phạt để răn đe và không nên tước bằng lái xe.

Bộ GTVT cho biết, tước bằng lái là hình thức xử phạt bổ sung dành cho cá nhân điều khiển phương tiện vi phạm các lỗi giao thông nghiêm trọng.

Hành vi tài xế điều khiển phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, vi phạm được đánh giá có nguy cơ cao ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Kiến nghị không tước bằng lái xe vi phạm nồng độ cồn

Hiện nay hình thức xử phạt bổ sung được quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019 và Nghị định 123/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019.

Căn cứ vào từng trường hợp vi phạm cụ thể, người điều khiển phương tiện có thể bị tước bằng lái hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 – 24 tháng.

Mức xử phạt cao nhất là tước bằng lái từ 22 – 24 tháng được quy định tại Nghị định 100/2019.

Mức phạt này được áp dụng đối với người điều khiển ô tô, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn như:

Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở;

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ; hoặc liên quan đến việc sử dụng các chất ma túy.

Ngoài bị tước bằng lái, người lái ô tô vi phạm các lỗi trên sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng; người lái mô tô, xe máy vi phạm các lỗi trên cũng bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng.

Vi phạm nồng độ cồn, bị tước giấy phép vẫn lái xe máy có thể dính án phạt

Hình thức xử phạt bổ sung tước bằng lái đã được áp dụng thực hiện từ nhiều năm.

Theo Bộ GTVT, cùng với việc xử lý của lực lượng chức năng, việc tăng nặng chế tài xử phạt kết hợp với hình thức xử phạt bổ sung là bằng lái đã tác động trực tiếp đến người tham gia giao thông.

Qua đó nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, là giải pháp hiệu quả để hạn chế tai nạn giao thông, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Related Posts

Quý tử “ngậm thìa vàng” nhà Quang Hải có biệt danh cực độc, là sự kết hợp giữa Messi và Ronaldo

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Chu Thanh Huyền đã thông báo dòng trạng trái vượt cạn thành công. Bên dưới bình luận, nhiều bạn…

Tốn kém như yêu Taylor Swift, mỗi ngày hết…

TPO – Travis Kelce tiết lộ đã chi khoản tiền khổng lồ để Taylor Swift và gia đình có chỗ riêng tư xem anh cùng đồng đội…

4 người này ĐỪNG ăn bún

(VTC News) – Bún là món ăn được nhiều người yêu thích tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này, dưới đây là những…

Ảnh hiếm Triệu Vy và Lâm Tâm Như dắt nhau sang Việt Nam 20 năm trước

Thế hệ 8x, 9x hẳn đã biết, nhưng chắc chắn rất nhiều bạn trẻ chắc chắn sẽ không biết đến sự kiện diễn ra vào 20 năm…

Người nổi tiếng vừa ra đi mãi mãi trong vụ 6 người Việt tuvong ở Thái Lan là ai?

Tối 16/7, thông tin 6 người qua đời tại một khách sạn ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) được lan truyền trên mạng xã hội. Theo tờ Bangkok Post (Thái Lan),…

Vì sao Triệu Vy thà lấy đại gia đã 1 đời vợ còn hơn chấp nhận tình yêu đơn phương suốt chục năm của Huỳnh Hiểu Minh?

Trong làng giải trí Hoa ngữ, mối tình đơn phương thuở còn học đại học của Huỳnh Hiểu Minh dành cho Triệu Vy là câu chuyện vô cùng nổi tiếng. Trước…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *