×
×

Bất ngờ chuyển hướng ở giai đoạn nước rút, nam sinh Hà Nội đỗ cùng lúc 3 trường chuyên: Điểm cao hơn kì vọng

Phạm Gia Huy bắt đầu ôn thi chuyên Lý khi vào lớp 9 – giai đoạn nước rút với nhiều học sinh thi chuyên, nhưng vẫn trúng tuyển ba trường hàng đầu ở Hà Nội.

Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn trưa 1/7, Huy thở phào vì trúng tuyển vào lớp 10 chuyên Lý, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam với 46,75/50 điểm. Trong đó, Huy được 10 điểm Toán, tiếng Anh 9,75, Văn 8,5 và môn Lý chuyên 8,9 (nhân hệ số 2). Điểm chuẩn lớp chuyên Lý của trường năm nay là 41,9.

“Em hơi bất ngờ vì điểm cao hơn kỳ vọng”, Huy nói.

Trước đó, nam sinh lớp 9A trường Ams đã nhận tin trúng tuyển lớp Lý trường THPT chuyên Sư phạm và trong top 5 điểm cao nhất lớp chuyên Lý trường Khoa học tự nhiên.

Phạm Gia Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phạm Gia Huy trong ảnh kỷ yếu ở sân trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Huy làm quen với Vật lý từ năm lớp 5 khi được mẹ cho tham gia một lớp thực hành các thí nghiệm cơ bản về lực, trọng lực. Sau một thời gian thấy không hứng thú, Huy dừng lại. Những năm học cấp 2, Huy học đều đặn, nhất là môn Toán, nhưng không có định hướng rõ ràng. Đầu năm lớp 9, nam sinh mới chốt tập trung ôn thi lớp 10 chuyên Lý.

“Em thấy không thể theo Toán vì các bạn rất giỏi và đã học từ sớm. Nếu cạnh tranh, cơ hội sẽ thấp hơn”, Huy nhìn nhận. Trước khi chọn Vật lý, Huy đã cân nhắc các môn chuyên khác, so sánh với lợi thế của bản thân để quyết định.

Quyết định của con khiến chị Kiều Thanh Hoài bối rối. “Tôi rất lo, tôi đã nghĩ con học Toán thì tiếp tục theo Toán nhưng cuối cùng thay đổi vào phút chót”, chị Hoài chia sẻ. Khuyên con suy nghĩ vì xuất phát muộn, nếu các bạn cố gắng 150% thì con phải 200%, chị Hoài vẫn nhận được câu trả lời chắc nịch của Huy về việc chuyển sang ôn Lý. Theo chị, Huy tự giác từ bé, nên dù lo lắng, cả nhà tin tưởng vào con.

Ở trường Ams có lớp tăng cường cho những học sinh định hướng chuyên. Cô Phạm Vũ Bích Hằng, giáo viên đội tuyển Vật lý, nhận xét nam sinh có tư duy tốt, nhưng lớp gồm các bạn học giỏi, gần như đã đi qua một lượt kiến thức từ lớp 8, đến lớp 9 chỉ ôn lại. Trong khi đó, Huy gần như mới ở vạch xuất phát.

Theo cô Hằng, những học sinh có ý định thi chuyên thường bắt đầu từ lớp 8. Bạn nào được bố mẹ đầu tư sớm có thể học từ lớp 7. Các em học từ lớp 9 cũng được, tuy nhiên phải có tư chất tốt và học nghiêm túc, quyết liệt mới đỗ. Thấy quyết tâm của Huy, cô Hằng cho em học thử.

Thời gian đầu, Huy có vẻ ngần ngại trong việc hỏi bài, cô Hằng đưa lên bàn đầu ngồi và quan sát, nếu thấy “ngơ ngác” sẽ hỏi để biết em hiểu bài đến đâu. Sau một thời gian ngắn, thấy Huy bắt nhịp tốt, cô đã động viên em theo lớp.

Vì vẫn phải ôn thi cả Toán, Văn, Tiếng Anh, lịch học của nam sinh gần như kín cả tuần. Huy cho hay đề thi chuyên Lý bao hàm cả kiến thức lớp 7, lớp 8. Khó khăn nhất khi bắt đầu muộn là phải cố gắng lấp đầy kiến thức bị hổng, nhất là khi lớp 8 phải học online phần lớn vì dịch bệnh.

Do đó, nam sinh tập trung cao độ để ôn tập và nắm chắc các lý thuyết, tận dụng mọi thời gian trên lớp và ở nhà làm đi làm lại bài tập để hiểu bản chất, kiến thức cơ bản. Sau đó, Huy bắt đầu cày đề và bài tập trong các sách mà cô giới thiệu. Những bài làm sai, em đọc, làm lại để ghi nhớ, hạn chế mắc lỗi những dạng tương tự.

“Em thường thức khuya để học, hôm nào sớm là 1h kém”, Huy nói. Cuối năm học, Huy lọt nhóm có thành tích tốt nhất ở môn Lý, đạt 10 phẩy tổng kết. Nam sinh tự tin với phần kiến thức về gương phẳng, áp suất chất lỏng, nhiệt, điện và thấu kính, hơi đuối ở lý thuyết về áp suất và chất lỏng. Đó cũng là lý do em có một số phần chưa làm được ở bài thi Lý của ba trường chuyên.

Theo cô Hằng, khi nhận Huy vào học, không ít phụ huynh khác nghi ngại. Tuy nhiên, nhiều bạn học trước có tâm lý chủ quan, trong khi Huy học sau, kém hơn lại cẩn trọng, nỗ lực hơn. Năm nay, lớp cô Hằng dạy có nhiều em đỗ chuyên nhưng Huy là học sinh khiến cô tự hào nhất.

“Không phải học sớm hay muộn mà quan trọng là thái độ học như thế nào. Huy đã chứng minh được điều đấy. Em xứng đáng với thành công này”, cô chia sẻ.

Theo Huy, những bạn định hướng thi chuyên nên có sự chuẩn bị từ sớm và học chắc môn chuyên từ những năm đầu, cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi để giữ tâm lý ổn định trong năm cuối cấp.

Ngoài ra, có bạn ôn thi nhiều môn chuyên khác nhau để dự phòng, theo Huy cũng nên cân nhắc. Nam sinh cho rằng khi đã quyết tâm theo một môn thì việc này dàn trải, mất thời gian, khiến thí sinh không tập trung cao độ vào môn học mà mình mong muốn.

Với Toán, Tiếng Anh và Văn – ba môn bắt buộc trong bài thi chuyên của Sở, Huy cho rằng nên học đều đặn từ sớm. Nam sinh đã học Toán, Tiếng Anh chắc chắn từ lớp 6, còn Văn thì tìm cách riêng, phù hợp với bản thân nên học hiệu quả. Đó là đọc tác phẩm, nghiền ngẫm và tìm ra những chi tiết đặc biệt, sau đó áp dụng hướng dẫn làm bài của cô giáo để làm bài của mình. Nhờ vậy, năm lớp 9, Huy vẫn học thêm Toán, Văn nhưng dành được sự tập trung nhiều nhất cho môn Lý.

Huy nói mục tiêu ban đầu là trường Ams nhưng giờ em cân nhắc thêm lựa chọn chuyên Khoa học tự nhiên. Em cũng tự học IELTS để chuẩn bị cho kế hoạch du học khi hết cấp ba.

Related Posts

Trở thành thủ khoa ĐH Bách Khoa TP.HCM, chàng trai đứng trước nguy cơ phải bỏ học vì quá nghèo, người mẹ chấp nhận bán hết tài sản giá trị để dành cho con

Với số điểm 28,25 em Trần Văn Cường, học sinh Trường THPT Trần Phú (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã trở thành thủ khoa Trường ĐH Bách…

Nhà nghèo, không đủ tiền trang trải học phí: Thủ khoa trường làng muốn bỏ đại học, đi làm thuê chưa đến 200.000 đồng/ngày

Hoàng Thị Mai Thơm (18 tuổi) – thủ khoa khối C00 của Trường THPT Sơn Dương (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) với số điểm 26,75 định…

Nỗ lực thay ba làm trụ cột gia đình, chàng trai Kiên Giang cố gắng học hành, trở thành thủ khoa ở tuổi 35

Nỗ lực thay ba làm trụ cột gia đình, gặp nhiều khó khăn, nhưng 8x Kiên Giang vẫn quyết tâm học hành và trở thành thủ khoa…

Nghị lực phi thường của cậu học trò m:ù đầu tiên thi đỗ khoa piano tại Nhạc viện Hà Nội

Em Bùi Quang Khánh, 16 tuổi là học trò mù đầu tiên ở khoa piano trong hơn 60 năm của Nhạc viện Hà Nội. Nguồn: Internet Chuyện…

Nam sinh nghèo vừa giúp bố mẹ làm nông vừa quyết chí học tập, thi đỗ ĐH top đầu

Xuất thân nghèo khó, sau giờ học còn phụ giúp cha mẹ làm nông, nhưng nam sinh này vẫn thi đỗ ĐH top đầu. Nguồn: Internet Mộc…

Con trai út của gia đình nông dân nỗ lực học hành, là sinh viên xuất sắc ở ĐH Bách khoa: Phải cố học để thoát khỏi cái khổ

Sái Tuấn Vũ là sinh viên xuất sắc ở ĐH Bách khoa Hà Nội, vừa nhận học bổng của trường nhờ thành tính đáng nể trong học…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *