×
×

7 lần mất con trong vô vọng, cặp vợ chồng Sài Gòn đau đớn định bỏ cuộc nào ngờ phép màu mang đến 2 bé cưng vào lúc không ngờ tới

Ám ảnh nhất với anh Thái Tiến Dũng, 43 tuổi, trong suốt 17 năm mỗi lần vợ mang thai, là câu “đình chỉ thai kỳ” của bác sĩ.


Cưới nhau từ 2006, trong ba năm, vợ anh Dũng (ngụ TP HCM) sảy thai đến hai lần, không rõ nguyên nhân. 5 năm sau, gia đình đón con trai đầu lòng, nhưng niềm vui nhanh chóng vụt tắt.

Ngày mất con, anh giấu vợ, lẳng lặng về nhà dọn sạch đồ sơ sinh mua trước đó. Vợ anh, vết mổ sau sinh vừa cắt chỉ, đã phải từ biệt núm ruột mới chào đời 14 ngày.

“Bé không thể sống”, anh Dũng kể. Con anh qua đời vì xuất huyết não do rối loạn bẩm sinh hiếm gặp, được xác định là thiếu yếu tố đông máu số 7.

Vợ chồng anh cùng mang đột biến gene lặn – trường hợp rất hiếm, 300.000-500.000 người mới có một ca. Con sinh ra có 25% khả năng bị thiếu yếu tố đông máu. Nhẹ thì xuất huyết tiêu hóa, nặng thì chảy máu não, khó sống sót ngay từ những tháng đầu sau sinh. Con anh Dũng rơi vào 25% này.

Kể từ đó, họ bước vào một thập kỷ lặn lội ngược xuôi để thực hiện hóa giấc mơ được làm cha mẹ. Vợ chồng anh lẽ ra đã có 7 đứa con, nếu tất cả đều được ra đời trọn vẹn.

Hai con hiện tại của vợ chồng anh Thái Tiến Dũng, bé trai (phải) ra đời nhờ công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hai năm sau khi mất đứa con đầu, vợ anh mang thai lần thứ tư, nhưng căn bệnh cũ vẫn đeo bám. Thương vợ, anh nghe theo lời khuyên của bác sĩ, đồng ý đình chỉ thai kỳ.

Không từ bỏ hy vọng, năm 2015, vợ anh mang bầu lần thứ năm. Khi thai nhi 16 tuần, bác sĩ lại phát hiện tình trạng tương tự, một lần nữa khuyên chấm dứt thai kỳ. Nhưng lần này, anh chị quyết tâm giữ con.

“Chúng tôi chấp nhận đánh đổi để có được cảm giác bế con trên tay, dù không lành lặn, hoặc không sống được bao lâu”, anh nói. Bốn lần mất con, họ khao khát có một đứa trẻ.

Hai tuổi, bé sống “như một cái cây”, chỉ nằm yên một chỗ để truyền máu, không thể nói chuyện. Vợ chồng anh bán nhà, chuyển đến ở gần bệnh viện để chạy chữa cho con. Nhưng tất cả đổ sông đổ bể. Bé dần suy kiệt và rời bỏ mẹ cha khi mới 4 tuổi. Một lần nữa, anh chị phải tiễn biệt khúc ruột của mình.

Tỷ lệ vô sinh hiếm muộn của các đôi vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam là 7,7% – khoảng một triệu cặp, theo Bộ Y tế. Trong đó, hơn 50% là hiếm muộn thứ phát, tức đã có thai hoặc đẻ con ít nhất một lần nhưng không thể có con tiếp, tăng 15-20% mỗi năm. Anh Dũng và vợ nằm trong số này. Khác với những đôi vợ chồng vô sinh nguyên phát (không mang thai sau một năm chung sống), gia đình anh đối diện với hoàn cảnh oái oăm hơn: có bầu, nhưng không dám sinh con.

Nỗi khao khát có con của những cặp vợ chồng như anh Dũng là động lực nuôi dưỡng ngành điều trị hiếm muộn phát triển ba thập kỷ qua, trở thành nền công nghiệp triệu USD tại Việt Nam.

“Mỗi lần tư vấn hai vợ chồng chấm dứt thai kỳ thật sự rất khó, bởi tôi biết vợ Dũng vô cùng mong muốn được làm mẹ. Sau khi mất con, hai vợ chồng đều trầm cảm, tôi kêu đi điều trị đi, rồi quay lại làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Ít nhất vẫn còn có hy vọng”, bác sĩ Quách Thị Hoàng Oanh (Phó khoa Xét nghiệm di truyền y học, Bệnh viện Từ Dũ) – người điều trị cho vợ chồng anh Dũng từ năm 2011, cho biết.

IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng cách kết hợp tinh trùng của chồng và trứng của vợ trong phòng thí nghiệm, rồi đưa phôi vào tử cung để bắt đầu thai kỳ. Đây là kỹ thuật trung tâm giải quyết hầu hết nguyên nhân vô sinh tại Việt Nam.

Anh Dũng tìm hiểu cách xử lý các ca tương tự trên thế giới, và biết kỹ thuật chuyên sâu của IVF giúp “đọc” bất thường trong gene và nhiễm sắc thể, gọi là chẩn đoán di truyền trước làm tổ (PGT). Nhờ đó, bác sĩ có thể sàng lọc và chọn ra phôi khỏe mạnh, không có gene bệnh di truyền, để chuyển vào tử cung người mẹ. Anh tính đưa vợ sang Malaysia điều trị.

Nhưng, may mắn đã mỉm cười với anh chị. Cuối năm 2019, Bệnh viện Từ Dũ đạt bước tiến mới trong công nghệ IVF khi lần đầu tiên thực hiện thành công PGT, mở ra cánh cửa hy vọng cho hai vợ chồng. Lần đầu, bác sĩ chỉ chọn được một phôi, song thất bại. Không nản lòng, một năm sau, khi anh Dũng đã ngoài 40, còn vợ bước sang tuổi 39, họ quyết tâm thử thêm lần nữa.

“Vợ chồng tôi không bỏ cuộc”, anh nói.

Chọn được hai phôi để đặt vào tử cung mẹ, cả bác sĩ, bệnh nhân đều hồi hộp. Tuần thứ 16, xét nghiệm nước ối cho thấy phôi tuy không hoàn toàn bình thường nhưng đều mang gene lặn giống cha mẹ, tức bé có thể sinh ra và lớn lên khỏe mạnh. Hai năm sau khi mất đứa con thứ năm, họ lại nuôi hy vọng.

Tháng 5/2022, bé chào đời, vợ chồng anh một lần nữa được làm cha mẹ. Ngày bế con trên tay, họ không dám tin.

“Chỉ có lần này tôi được ôm con khỏe mạnh về nhà”, anh Dũng không giấu được xúc động, nói về thời điểm trút bỏ được gánh nặng kéo dài cả thập kỷ. Tổng cộng, gia đình anh tốn hơn 2 tỷ đồng cho giấc mơ làm cha mẹ.

Con anh Dũng nằm trong số hơn 16.300 “em bé ống nghiệm” chào đời trong 30 năm qua nhờ công nghệ IVF tại Bệnh viện Từ Dũ – nơi đặt nền móng cho ngành điều trị hiếm muộn tại Việt Nam.

“Hồi đó IVF là một khái niệm xa lạ, bị phản đối kịch liệt, vì nhà nước đang chú trọng kế hoạch hóa gia đình, ngừa thai, triệt sản”, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ) kể.

Tiếp xúc hàng nghìn cặp vợ chồng hiếm muộn từ những năm 1980, bác sĩ Phượng thấy vô sinh giống như lời nguyền đeo bám người phụ nữ, ảnh hưởng nặng nề đến hạnh phúc gia đình. Bà quyết định ngược dòng dư luận, tìm cách đưa công nghệ chữa hiếm muộn về Việt Nam.

“Em bé ống nghiệm” đầu tiên của Việt Nam ra đời trong vòng tay các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, ngày 30/4/1998. Ảnh: Bệnh viện Từ Dũ

Năm 1994, bà được tiếp cận IVF tại Pháp, tự bỏ tiền mua máy móc, mời đoàn chuyên gia về nước hỗ trợ. Bốn năm sau, ba “em bé ống nghiệm” đầu tiên ra đời, đánh dấu bước ngoặt lịch sử cho ngành điều trị hiếm muộn.

Từ một lĩnh vực bị phản đối, IVF phát triển bùng nổ từ Nam ra Bắc, trở thành phương pháp hỗ trợ sinh sản hàng đầu cả nước. Hơn 10 năm trước, Việt Nam có 18 cơ sở thực hiện kỹ thuật IVF và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Từ năm 2010, con số này tăng liên tục mỗi năm và hiện có 51 đơn vị.

Theo Bộ Y tế, tỷ suất sinh có sự can thiệp của hỗ trợ sinh sản tăng từ 2,11 năm 2010 lên 2,29 năm 2020 – tức bình quân một phụ nữ làm hỗ trợ sinh sản thì có 2,29 bé chào đời.

Related Posts

Tiết l;ộ tên gọi đáng yêu của cặp song s:.inh nhà Phương Oanh-shark Bình, cả nước chắc không ai “đụng hàng”

Mới đây, những hình ảnh của vợ chồng Phương Oanh – shark Bình đã được chia sẻ lên mạng xã hội, thu hút nhiều bình luận của…

Phương Oanh muốn tiếp tục s:.inh thêm con cho Shark Bình

Diễn viên “Hương vị tình thân” khắng định cô thích nhà có đông con. Sau khi trở thành “mẹ bỉm sữa”, Phương Oanh hay đăng tải vlog chia sẻ về…

Nhặt s.ạn to đùng trong phim “Trạm Cứu Hộ Trái Tim”

Bộ phim Trạm Cứu Hộ Trái Tim kể về hành trình cứu cha của Ngân Hà ( Hồng Diễm đóng). Cô từng có cuộc hôn nhân hạnh phúc với Nghĩa (Quang…

Phương Oanh Shark Bình khôn chợ dại nhà

Khôn chợ – dại nhà” Chiều 26/8, “Shark Bình” (Nguyễn Hòa Bình), một vị giám khảo nổi bật trong chương trình truyền hình “Thương vụ bạc tỷ”…

Chu Thanh Huyền khoe đời thường thân mật trên giường với Quang Hải, phản ứng của tiền vệ khiến fan xôn xao

Niềm hạnh phúc của Quang Hải khi được vợ tặng món quà bất ngờ. Trưa 22/4, nàng WAG Chu Thanh Huyền – vợ tiền vệ Nguyễn Quang…

Nam tài tử đào hoa bậc nhất màn ảnh Việt: Muốn hôn Hồng Diễm, là bạn trai tin đồn Quỳnh Kool

Hồng Diễm và Việt Anh đều là những diễn viên đã rất quen thuộc với khán giả. Trong sự nghiệp diễn xuất hơn 10 năm, cả hai đã…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *