Hai khoản phụ cấp mới trong lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách không chỉ giúp tạo ra một hệ thống phụ cấp linh hoạt và công bằng hơn mà còn thúc đẩy sự hấp dẫn và tham gia của các nhân tài trong các lĩnh vực.
Phụ cấp lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách sẽ có hai khoản phụ cấp mới được tạo ra như sau:
Phụ cấp theo nghề: Phụ cấp này dựa trên việc kết hợp các phần thưởng và ưu đãi đặc biệt, trách nhiệm và rủi ro của từng ngành nghề cụ thể. Được áp dụng cho công chức, viên chức làm việc trong các lĩnh vực có điều kiện lao động đặc biệt và được chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước áp dụng, bao gồm giáo dục và đào tạo, y tế, tòa án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường, và các lĩnh vực khác.
Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội trong ngày khai giảng. Ảnh: Tào Nga
Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn: Phụ cấp này được tạo ra bằng cách kết hợp các phần thưởng đặc biệt, thu hút và hỗ trợ công việc lâu dài tại các khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Mục tiêu của phụ cấp này là khuyến khích và hỗ trợ các nhân viên làm việc ở những vùng đặc biệt này, giúp họ vượt qua những thách thức đặc biệt trong công việc và duy trì sự ổn định và hiệu suất làm việc.
Hai khoản phụ cấp trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thực hiện cải cách tiền lương, góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công chức, viên chức, đặc biệt là giáo viên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Mong ngóng lương lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách
Bảng lương của giáo viên trong các khu vực công từ ngày 1/7/2024 sẽ áp dụng hai khoản phụ cấp mới này, bao gồm phụ cấp theo nghề và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, bản chất, hai khoản phụ cấp này thực sự chỉ là sự “tổng hợp” của các phụ cấp đã tồn tại trước đó. Để thực hiện chi tiết hai khoản phụ cấp mới này trong quá trình cải cách tiền lương, cần chờ đợi hướng dẫn cụ thể từ các văn bản hướng dẫn trong thời gian sắp tới.
Chia sẻ với PV báo Dân Việt, cô Nguyễn Ngọc Anh, một giáo viên tiểu học ở Hà Nội với gần 20 năm thâm niên, cho hay: “Về bản chất, lương giáo viên không có gì thay đổi sau khi có thêm 2 khoản phụ cấp này. Bởi vì chúng tôi đang hưởng phụ cấp nghề còn phụ cấp vùng khó khắn thì giáo viên ở đây thành phố không được hưởng. Tuy nhiên, có thêm 2 khoản phụ cấp thì chúng tôi lại mất phụ cấp thâm niên nhà giáo. Tôi chưa rõ lương mới sẽ thế nào nhưng tôi đang lo lắng khi thấy lương đang bị mất ít đi chứ không có thêm”.
Theo cô Ngọc Anh: “Bản dự thảo cải cách tiền lương áp dụng từ 1/7/2024 (tôi mới được đồng nghiệp cho xem, chưa phải bản chính thức) khiến giáo viên đang rất lo lắng khi phụ cấp thâm niên nghề sẽ bị xoá bỏ. Tôi bây giờ vẫn tự hào hơn các bạn đồng nghiệp là có 17 năm thâm niên trong nghề, được thêm mỗi tháng vài trăm nghìn. Nhưng tới đây nếu xoá bỏ, lương của tôi xếp ở gần cuối bảng”.
Cùng chung tâm trang, cô Lê Thanh Hà, giáo viên một trường THCS ở Thanh Hóa bày tỏ cảm xúc sau khi đón nhận thông tin lương mới. Theo cô Hà, cô rất vui khi nghe thông tin lương giáo viên sẽ được cải thiện sau cải cách. Đây là điều quan trọng bởi thêm thu nhập nghĩa là giáo viên sẽ bớt đi gánh nặng cơm áo gạo tiền để tập trung hơn cho công tác giảng dạy trên lớp. Thế nhưng, cùng với đó là nỗi buồn khi gộp các khoản phụ cấp, đặc biệt là cắt bỏ phụ cấp thâm niên.
Ở thời điểm này, tôi cũng như đồng nghiệp chưa biết chính xác về số lương của mình được tính toán thế nào. Thêm khoản mới nhưng lại thâm hụt khi cắt bỏ phụ cấp thâm niên khiến ai cũng buồn và hụt hẫng. Vì vậy, tôi mong muốn có thêm phụ cấp theo nghề mới nhưng có thể xem xét giữ lại phụ cấp thâm niên cho cán bộ, công chức, viên chức. Khoản phụ cấp thâm niên chính là một phần ghi nhận cho quá trình nỗ lực theo nghề. Nếu khoản này bị cắt bỏ đi thì lương của giáo viên lâu năm sẽ tương tự như giáo viên mới ra trường. Khi nhìn vào bảng lương sẽ khó để nhận biết ai đã có thâm niên, có nhiều năm cống hiến trong nghề”.
5 khoản phụ cấp của giáo viên sẽ bị bãi bỏ sau cải cách tiền lương:
Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội;
Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Tuy nhiên, dù bỏ những khoản phụ cấp này vẫn phải đảm bảo quỹ phụ cấp chiếm 30% so với tổng quỹ lương của công chức nên lương sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
News
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 CHÍNH THỨC
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Trong đó: – Ngày 26/6/2024: làm thủ tục…
Toàn bộ bảng lương chi tiết nhất của giáo viên từ 1/7/2024: Mức lương cao nhất của thầy cô cụ thể là bao nhiêu?
Toàn bộ bảng lương mới từ 01/7/2024 của giáo viên sẽ thay đổi. Vậy mức lương thấp nhất, cao nhất ra sao? Tham khảo ngay toàn bộ…
Nam sinh chuyên Văn nhưng chọn Sư phạm Toán: Từng nghĩ sẽ bỏ cuộc rồi thành Á khoa, đưa lời khuyên “vàng” về chọn ngành
Xuất phát điểm là học sinh chuyên Văn của Trường THPT Chu Văn An nhưng lại tốt nghiệp Á khoa ngành Sư phạm Toán (dạy bằng Tiếng Anh),…
Từ 1/7/2024: Hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng?
Dư luận đang lan truyền thông tin hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024 khiến các…
2 bảng lương mới của giáo viên từ 1/7/2024: Các khoản phụ cấp chiếm 30%
Khi cải cách tiền lương thì 02 bảng lương mới của giáo viên là viên chức sẽ thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương so…
Cụ ông 80 tuổi lái xe đưa con trai 15 tuổi đi thi vào lớp 10
Năm nay vừa tròn 80, cụ ông Nguyễn Xuân Sung (sống ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khiến nhiều người bất ngờ khi vẫn lái xe…
End of content
No more pages to load