Lỗi vượt đèn vàng được quy định như thế nào?
Việc người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ là một trong những lỗi thường xuyên xảy ra tại các tuyến đường có đèn tín hiệu giao thông. Tuy vậy nhiều người thắc mắc rằng có những hợp vượt đèn vàng đã bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính. Lỗi vượt đèn vàng 2022 được quy định như thế nào?
Vượt đèn vàng là gì?
Vượt đèn vàng là việc mà người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông khi thấy đèn tín hiệu báo màu vàng mà không dừng lại trước vạch dừng, theo đó hành vi này sẽ xác định là lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông
Mức xử phạt đối với lỗi này sẽ không phân biệt là vượt đèn đỏ hay đèn vàng để đưa ra mức xử phạt cụ thể. Theo đó, lỗi này sẽ phụ thuộc vào phương tiện tham gia giao thông là loại xe nào? (xe máy, xe ô tô, xe đạp,..) và hậu quả có gây ra tại nạ hay không để xác định mức phạt riêng trong từng trường hợp. Quy định về mức xử phạt được quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế cho nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Hiện nay, theo quy định pháp luật chưa có quy định nào về việc xử phạt về lỗi vượt đèn vàng hay đèn đỏ đối với xe máy và xe ô tô. Đối với các lỗi này sẽ bị xác định là không chấp hành tín hiệu đèn giao thông và có mức xử phạt cụ thể:
Đối với xe ô tô
Mức xử phạt được quy định tại điểm a khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“ 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”
Ngoài ra, trong trường hợp này người điều khiển phương tiện giao thông còn có thể bị tước giấy phép lái xe.
Như vậy đối với xe ô tô mà vượt đèn vàng thì người điều khiển phương tiện ngoài bị xử phạt từ 3 000 000 đồng cho đến 5 000 000 đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 cho đến 3 tháng.
Trong trường hợp xe ô tô mà vi phạm lỗi này mà gây ra hậu quả tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (điểm c khoản 11 điều 5 nghị định này)
Đối với xe máy
Mức xử phạt được quy định tại điểm e khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…] e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”
Tại điểm b khoản 10 cũng có quy định về hình thức xử phạt bổ sung quy định như sau:
“10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, tương tự như trường hợp xử phạt với ô tô, thì xe máy cũng bị áp dụng xử phạt với mức phạt tiền là từ 600 000 đồng cho đến 1 000 000 đồng, đồng thời cũng bị tước quyền sử dụng biện pháp là hình thức xử phạt bổ sung cụ thể từ 1 tháng cho đến 3 tháng.
Tóm lại, đối với xe máy mức xử phạt là 600 000 đồng – 1 000 000 đồng và xe ô tô bị xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Cả hai loại phương tiện này khi vi phạm lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông đều bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng – 3 tháng.
Vượt đèn vàng có bị giữ xe không?
Để có thể trả lời rõ việc vượt đèn vàng có bị giữ xe hay không; bạn đọc có thể tham khảo nội dung quy định tại các khoản 2 và khoản 3 điều 82 nghị định 100/2019/NĐ-CP:
– Để đảm bảo việc người vi phạm lỗi thi hành quyết định xử phạt hành chính thì theo đó người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định việc tạm giữ phương tiện hoặc giấy tờ liên quan tới người điều khiển phương tiên nếu vi phạm một trong những lỗi quy định trong nghị định 100/2019/NĐ-CP.
– Căn cứ theo khoản 6; khoản 8 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định cụ thể như sau:
Đối với trường hợp mà chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức; cá nhân mà vi phạm hành chính thì bị người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ như giấy tờ như bằng lái xe (giấy phép lưu hành phương tiện/giấy tờ khác liên quan phương tiện, tang vật) cho đến lúc người vi phạm thực hiện xong nghĩa vụ trong quyết định xử phạt. Khi tổ chức hoặc cá nhân đó mà không có tất cả các giấy tờ trên thì có thể tạm giữ phương tiện vi phạm.
Như vậy; đối với trường hợp vượt đèn vàng vẫn có thể bị tạm giữ xe (phương tiện vi phạm), đây là một trong những lỗi được quy định cụ thể trong nghị định 100/2019/NĐ-CP.
News
Bỏ cả đống tiền ra mua xe điện chạy taxi, ngỡ ngàng khi xế c:ưng “lăn quay” ra hỏng khi vừa chạy được 15 tháng, tiền thay pin bằng tiền mua xe xăng mới
Tài xế sử dụng chiếc Tesla Model 3 để chạy Uber với quãng đường khoảng 500km mỗi ngày, đều đặn 6 ngày một tuần và dùng sạc…
Chính thức áp dụng thu phí ô tô vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm để giảm kẹt xe, xe con, xe to phải nộp bao nhiêu tiền?
TP.HCM đã đưa ra một số phương án để giảm thiểu phương tiện cá nhân vào trung tâm TP như thu phí ô tô trong giờ cao…
Đáp lại sự ủng hộ của khách hàng với con số đặt mua xe VinFast VF3 đáng k:inh ngạc, bác Vượng bất ngờ tung loạt ưu đãi hấp dẫn chưa từng có trong lịch sử
Với người dùng trả góp, VinFast đưa gói ưu đãi sở hữu xe từ hơn 2 triệu đồng một tháng, trong khi khách thanh toán luôn nhận…
Nhận 27.649 đơn cọc, thu về 415 tỷ – Những con số “biết nói” về mẫu xe quốc dân VinFast VF3 khiến bác Vượng “nở mày nở mặt” với thế giới
Nhận 27.649 đơn cọc, thu về 415 tỷ – Những con số “biết nói” về mẫu xe quốc dân VinFast VF3 Hãng xe điện Việt Nam – VinFast công bố đã…
Xe điện du lịch ở TP HCM hút khách không thua gì tuktuk Thái Lan, vừa đi vừa ngắm đường phố, giá lại rẻ bằng nửa taxi
Chuyên gia nhận định xe điện có thể thúc đẩy du lịch ở TP HCM như xe tuktuk ở Thái Lan, nhưng cần có điểm dừng đậu,…
Nữ đại gia sở hữu lâu đài nguy nga ở Cần Thơ, đam mê sưu tầm s:iêu xe và hàng hiệu là ai mà dám tự tin khẳng định: Đoàn Di Băng không có cửa?
Bích Ngân, một nữ đại gia trong lĩnh vực mỹ phẩm và bất động sản, khiến dân mạng không khỏi trầm trồ trước khối tài sản khổng…
End of content
No more pages to load