Việc Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trước nay vẫn gặp khá nhiều tranh cãi. Vậy nếu không vi phạm CSGT có được gọi vào thổi nồng độ cồn không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

1. Không vi phạm có bị CSGT gọi vào thổi nồng độ cồn không?

Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở là một trong những phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được CSGT sử dụng để phát hiện vi phạm giao thông.

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, máy đo nồng độ cồn chỉ được sử dụng khi có quyết định, kế hoạch phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Mặc khác, theo quy định tại  khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, dù người tham gia giao thông không vi phạm nhưng CSGT vẫn có quyền yêu cầu người đó dừng xe để kiểm soát giao thông khi thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông hoặc khi có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng về việc dừng phương tiện để kiểm soát hay khi nhận được tin báo, phản ánh, tố giác của người dân về hành vi vi phạm.

Khi dừng xe, CSGT có quyền kiểm soát các nội dung bao gồm: (1) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, (2) Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của xe, (3) Kiểm soát việc chấp hành các quy định về an toàn vận tải, (4) Kiểm soát nội dung khác có liên quan.

Theo đó, nếu kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho sử dụng máy đo nồng độ cồn thì dù lái xe không vi phạm, CSGT vẫn có quyền gọi vào thổi nồng độ cồn.

Không vi phạm có bị CSGT gọi vào thổi nồng độ cồn?


Không vi phạm có bị CSGT gọi vào thổi nồng độ cồn? (Ảnh minh họa)

2. Không thổi nồng độ cồn theo yêu cầu của CSGT, có sao không?

Khi Cảnh sát giao thông đề nghị thổi nồng độ cồn để kiểm soát điều kiện tham gia giao thông, tài xế phải chấp hành hiệu lệnh. Nếu cố tình chống đối, không thổi nồng độ cồn theo yêu cầu của CSGT, người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt đối với lỗi này được quy định như sau:


2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
Theo đó, nếu không thổi nồng độ cồn, lái xe có thể bị phạt từ 04 – 06 triệu đồng.

Từ chối thổi nồng độ cồn có bị phạt không?
Từ chối thổi nồng độ cồn có bị phạt không? (Ảnh minh họa)

3. Vi phạm nồng độ cồn, lái xe bị phạt thế nào?

Tùy theo nồng độ cồn đo được trong hơi thở hoặc trong máu mà tài xế sẽ bị phạt với các mức khác nhau. Căn cứ Nghị định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, người vi phạm sẽ phải đối mặt với các mức phạt cụ thể như sau:

Nồng độ cồn

Mức phạt

Ô tô

Xe máy

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Xe đạp

Có nhưng chưa vướt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/l khí thở

06 – 8 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

02 – 03 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

03 – 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 10 – 12 tháng

80.000 – 100.000 đồng

> 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 đến 0,4 mg/l khí thở

16 – 18 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

04 – 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

06 – 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 – 18 tháng

200.000 – 300.000 đồng

> 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/l khí thở

30 – 40 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng

06 – 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng

16 – 18 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 – 24 tháng

400.000 – 600.000 đồng