Xác ướp ‘thiên thần’ liên tục mở mắt như đang kể điều gì đó oan khuất, ai thấy cũng lạnh sống lưng

Nhiều du khách đến thăm hầm mộ Capuchin cho biết họ đã nhìn thấy đôi mắt của xác ướp Rosalia Lombardo như mở và đóng nhiều lần trong ngày.

Xác ướp thiên thần liên tục mở mắt, ai thấy cũng rùng mình - Hình 1

Nằm dưới một tu viện ở thành phố Palermo, Sicily, Italy là một hầm mộ có hơn 8.000 xác ướp.

Nơi đây được biết đến với tên gọi hầm mộ Capuchin – nơi có bộ sưu tập xác ướp lớn nhất ở châu Âu.

Trong hầm mộ này có chứa xác ướp nổi tiếng của Rosalia Lombardo, một bé gái 2 tuổi người Sicilia chết vì bệnh viêm phổi do dịch cúm Tây Ban Nha gây ra vào năm 1920.

Thi thể được ướp và bảo quản cực kỳ nghiêm ngặt của Rosalia Lombardo đã trở thành chủ đề được truyền thông săn đón trong thế kỷ 21 bởi câu chuyện rùng rợn liên quan đến xác ướp Rosalia Lombardo khiến không ít người lạnh sống lưng.

Nhiều người tham quan sợ hãi kể lại rằng, đôi mắt của Rosalia như mở và đóng nhiều lần trong ngày, để lộ tròng đen còn nguyên vẹn của cô ấy. Ánh mắt như đang kể điều gì đó còn oan khuất.

Tuy nhiên, Người phụ trách hầm mộ Capuchin là chuyên gia Dario Piombino-Mascali cho biết thực chất hiện tượng này là do du khách quá sợ hãi quá đã tự lừa dối chính mình (thần hồn nát thần tính).

Hiện tượng này là do ảo ảnh quang học tạo ra bởi ánh sáng lọc qua cửa sổ kính che quan tài của bé gái, có thể thay đổi trong ngày.

“Đôi mắt của cô bé không hoàn toàn nhắm lại, và thực sự là chúng chưa bao giờ bị nhắm lại hay mở rộng để lộ tròng đen như nhiều người thêu rệt” – ông Dario Piombino-Mascali nói.

Từ khám phá bí mật của xác ướp Rosalia Lombardo, các nhà khoa học gạt bỏ được sự sư hãi và bắt đầu lên kế hoạch giải mã hài cốt của trẻ em trong hầm mộ Capuchin.

Từ trước đến nay, hầu hết các công trình nghiên cứu về hài cốt của hầm mộ Capuchin chỉ tập trung vào bộ xương người lớn mà ít tập trung vào bộ xương trẻ em.

Tiến sĩ Kirsty Squires, Phó giáo sư khảo cổ sinh học thuộc Đại học Staffordshire (Anh), sẽ đứng đầu nỗ lực đầu tiên để tìm bí mật của hàng chục trong số 163 hài cốt trẻ em trong hầm mộ Capuchin.

Hội đồng Nghiên cứu Nghệ thuật và Nhân văn của Vương quốc Anh đã trao hơn 70.000 bảng Anh tài trợ cho dự án kéo dài 2 năm, dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 1/2022 này.

Được biết, có ít nhất 163 thi thể trẻ nhỏ được đặt trong hầm mộ, trong đó có 41 trẻ nằm trong một căn phòng dành riêng cho chúng – gọi là “nhà nguyện trẻ em”.

Dự kiến, tiến sĩ Squires và nhóm của bà sẽ kiểm tra tất cả 41 trẻ em được đặt trong nhà nguyện trẻ em – chết từ năm 1787 đến năm 1880 (cách đây 235 đến 142 năm) – bằng máy chụp X-quang cầm tay kỹ thuật số.

Related Posts

Đại gia Sài Gòn nổi tiếng một thời: Sở hữu khối tài sản “khủng”, là ông chủ của hãng xà bông mà ai cũng hay biết

Dù tài giỏi và sở hữu khối tài sản khủng song cái tên Trương Văn Bền chỉ thực sự nổi tiếng khi thương hiệu xà bông cô…

Đại gia Việt giàu có một thời: Từ chàng trai sửa xe đạp trở thành ông chủ của rạp hát nổi tiếng, giờ vẫn còn tồn tại

Hơn cả, trong trái tim của chàng trai ngoài 20 còn hừng hực một hoài bão của tuổi trẻ, ước muốn được đổi đời, thoát khỏi cảnh…

Không họ hàng thân thích, người phụ nữ Cần Thơ lặng lẽ sống cùng 1 ngôi mộ suốt 60 năm, ngày nào cũng thắp 4 nén nhang

“Hồi ông nhà tôi còn sống, năm nào cũng quét sơn cho ngôi mộ. Còn tôi đảm trách nhiệm vụ đèn nhang hoặc thắp hương hoa quả…

Mua nhà gần 20 năm, bị tòa tuyên trả lại cho người bán: Nguyên nhân thật sự đằng sau khiến nhiều người ‘chột dạ’

Bà Trần Thị Thu Thủy mua căn nhà 461 đường HT13, KP.3, P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM từ năm 2005 bằng giấy tay (nhà chưa được cấp chủ…

Cụ ông 101 tuổi từ chối vào viện dưỡng lão, sống 1 mình trong căn nhà có 7 ngôi mộ ở Long An: Tôi phải lo hương khói cho người thân tôi

Cụ Sự trải lòng: “Nếu nhà nước muốn đưa tôi vào viện dưỡng lão sống nốt quãng đời còn lại, để được sống trong sung túc… Tôi…

Choáng váng hai gia đình ‘độc nhất vô nhị’ tại Việt Nam: Vợ sống chung với 3 người đàn ông vẫn đầm ấm

Cuộc sống của hai gia đình đã có sự thay đổi đáng ngỡ ngàng kể từ sau khi “nổi tiếng” trên mạng xã hội. Câu chuyện “tréo…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *