“Đám cưới thế kỷ” và sự bội bạc

Chey Tae-won và Roh Soh-yeong, họ giống như một cặp đôi hoàn hảo trong đám cưới vào 36 năm trước, tại phòng khách của Nhà Xanh Seoul – nơi thường là địa điểm đón tiếp các nguyên thủ quốc gia nước ngoài.

Chú rể Chey Tae-won khoác lên mình bộ tuxedo đen với chiếc nơ cổ có vẻ lo lắng bên cạnh cô dâu Roh Soh-yeong trong chiếc váy trắng rạng ngời.

Toàn cảnh cuộc ly hôn đắt đỏ bậc nhất Hàn Quốc: Lời thú nhận có con với người tình và cái giá phải trả- Ảnh 1.

Đám cưới thế kỷ của Chey Tae-won và Roh Soh-yeong

Đám cưới như “cái bắt tay” giữa hai thế lực cường đại về chính trị và kinh tế của Hàn Quốc và được báo chí thời đó gọi với cái tên “đám cưới thế kỷ”. Cha của cô dâu là Roh Tae-woo, tổng thống Hàn Quốc vào thời điểm đó. Chú rể là con trai cả của Chey Jong-hyun, chủ tịch Tập đoàn Sunkyung – một trong những tập đoàn lớn nhất của đất nước. Họ gặp nhau tại Đại học Chicago, nơi cả hai đều theo học tiến sĩ về kinh tế và nên duyên.

Khối tài sản của cặp đôi không ngừng tăng những năm sau đám cưới. Đến năm 1998, ông Chey thừa quyền kiểm soát Sunkyung (hiện đã được đổi tên thành SK Group) – khi đó chỉ là một tập đoàn tầm trung trong lĩnh vực lọc dầu.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, SK là tập đoàn lớn thứ 2 của Hàn Quốc với giá trị vốn hoá thị trường lên tới 153,6 tỷ won (tương đương 113 tỷ USD). Đây là tập đoàn nắm quyền kiểm soát SK Telecom – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Hàn Quốc và SK Hynix – nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ hai thế giới về doanh thu sau Samsung Electronics.

Toàn cảnh cuộc ly hôn đắt đỏ bậc nhất Hàn Quốc: Lời thú nhận có con với người tình và cái giá phải trả- Ảnh 2.
Nhưng trong khi tình hình kinh doanh của cặp đôi đang “lên như diều gặp gió” thì cuộc hôn nhân của họ lại dần đến hồi kết.

Năm 2015, Chey Tae-won thú nhận bản thân đã có con ngoài giá thú với người tình. “Việc có hai gia đình cùng một lúc là điều không thể và cũng không hề phù hợp.” – ông Chey nói với truyền thông và bắt đầu tiến hành thủ tục ly hôn.

Vụ ly hôn của hai người đã gây chấn dư luận không kém đám cưới diễn ra vào thế kỷ trước. Không chỉ lý lịch lừng lẫy của cặp đôi mà còn bởi cơn “địa chấn” mà nó có thể gây ra với nền kinh tế Hàn Quốc.

Vụ ly hôn đắt đỏ nhất lịch sử Hàn Quốc

Nền kinh tế của Hàn Quốc phụ thuộc đặc biệt vào các tập đoàn lớn được gọi với cái tên chaebol. Những tranh chấp, ly hôn xảy ra giữa những gia đình quyền lực này hoàn toàn có khả năng gây nhiễu loạn nền kinh tế. Những thẩm phán trong các vụ ly hôn này được khuyến khích thuyết phục các gia đình hoà giải bởi lo sợ hậu quả về mặt kinh tế khi mối liên kết giữa các tập đoàn lớn rạn nứt.

Vào tháng 12/2022, tòa án gia đình Seoul đưa ra phán quyết cho bà Roh nhận 66,5 tỷ won (tức 50,2 triệu USD) và từ chối việc giao bất kỳ cổ phần nào của Chey tại SK Inc. cho bà. Điều này đã khiến bà Roh vô cùng tức giận bởi trước đó bà đã đưa ra yêu cầu nhận một nửa số trong số cổ phần 17,5% mà ông Chey đang nắm giữ.

 

Toàn cảnh cuộc ly hôn đắt đỏ bậc nhất Hàn Quốc: Lời thú nhận có con với người tình và cái giá phải trả- Ảnh 3.
 

Mặc dù 66,5 tỷ won là số tiền ly hôn lớn nhất được biết đến trong lịch sử Hàn Quốc nhưng nó chỉ đại diện cho 1,2% tổng tài sản 5 nghìn tỷ won mà ông Chey có trong tay. Cổ phần trị giá 1,9 nghìn tỷ won mà ông Chey đang nắm giữ đã giúp ông có được quyền kiểm soát công ty, trong khi đó bà Roh chỉ nắm giữ 0,01%.

Trong một cuộc phỏng vấn với Law Times (một tờ báo có trụ sở tại Seoul), bà Roh chia sẻ:

“Tôi cảm thấy như cả cuộc đời mình đã bị phủ nhận hoàn toàn khi đóng góp của tôi chỉ được đánh giá là 1,2% trên tổng tài sản của anh ấy. Mặc dù tôi đã nuôi dạy ba đứa con trong cuộc hôn nhân kéo dài 34 năm và hơn thế nữa.”

Sau đó, kháng cáo của bà Roh đã được Tòa án Cấp cao Seoul xem xét.

Đấu tranh thay đổi những sự “lệch lạc có tiền lệ”

Vụ ly hôn của vợ chồng chủ tịch Tập đoàn SK được coi như cuộc đấu tranh về quyền của phụ nữ dưới thời Tổng thống Yoon Suk Yeol. Nó cũng diễn ra trong bối cảnh hàng loạt vụ án nổi tiếng nhấn mạnh mặt tối của hệ thống chaebol “do các gia đình quyền thế điều hành” tại Hàn Quốc, nơi mà vai trò của người phụ nữ luôn ở thế yếu.

Điển hình như trường hợp các thành viên nữ của gia đình Koo – dòng họ sở hữu tập đoàn điện tử LG, đã khởi kiện chủ tịch công ty trong tranh chấp quyền thừa kế liên quan đến cổ phần tập đoàn. Những người này cho rằng họ đã bị lừa bởi một di chúc giả mạo.

Trong một vụ việc khác, mẹ của chủ tịch Samsung vào năm 2021 đã từ bỏ một phần quyền lợi pháp lý đối với cổ phần để con trai bà có thể tiếp quản công ty.

Toàn cảnh cuộc ly hôn đắt đỏ bậc nhất Hàn Quốc: Lời thú nhận có con với người tình và cái giá phải trả- Ảnh 4.

Roh Soh-yeong

Phán quyết của Tòa án Gia đình Seoul khi đó đã nhận về sự phản đối của cả các chuyên gia, rằng đây là sự “lệch lạc có tiền lệ” trong những vụ xét xử ly hôn. Những chuyên gia này cho rằng, việc chăm nom, quán xuyến những công việc trong gia đình của người phụ nữ là đóng góp quan trọng đối với mọi cuộc hôn nhân. Nếu ly hôn, họ xứng đáng được một phần lớn trong tài sản chung.

Nếu có người có thể thay đổi những sự “lệch lạc có tiền lệ” này thì bà Roh – tiểu thư xuất thân từ một trong những dòng họ có quyền lực chính trị lớn nhất Hàn Quốc là người phù hợp nhất. Với tính cách mạnh mẽ của mình, bà đã quyết tâm để giành lại quyền lợi chính đáng của bản thân.

Lý luận pháp lý của bà Roh vô cùng đơn giản: “Công sức lao động tại nhà của bà cần được xem như đóng góp cho tài sản chung và nên được chia một cách công bằng.”

“Theo các phán quyết trước đây, bà Roh nên được nhận khoảng 40% tài sản của ông Chey. Ngay cả trong trường hợp đây chỉ là một công ty niêm yết thì bà cũng có thể nhận ít nhất là 30%.” Bae Keum-ja, một luật sư gia đình đã hành nghề hàng chục năm cho biết: “Phán quyết của toà án đã đi ngược lại tiền lệ của Tòa án Tối cao, nơi công nhận đóng góp của người vợ. Đây là một sự xúc phạm đối với phụ nữ tại Hàn Quốc.”

 

Toàn cảnh cuộc ly hôn đắt đỏ bậc nhất Hàn Quốc: Lời thú nhận có con với người tình và cái giá phải trả- Ảnh 5.
Không chỉ dừng lại ở việc nuôi dạy ba đứa con và điều hành trung tâm nghệ thuật của Tập đoàn SK Group, luật sư của bà Roh cũng nói một cách ẩn ý rằng, đóng góp của bà còn bao gồm cả sự “ưu ái” đến từ cha của bà, ông Roh Tae-woo – người đã được bầu làm tổng thống từ năm 1988 đến 1993.

Trước vấn đề này, luật sư của ông Chey đã không đưa ra bất cứ phản bác nào. Bởi bất kỳ điều gì được tiết lộ về vấn đề này đều có thể gây tổn hại cho không chỉ bản thân ông Chey mà còn là Tập đoàn SK.

Tuy nhiên sau đó, phía tập đoàn SK cũng đã đưa ra những luận điểm của riêng mình và cho rằng, “Chúng tôi đã mua tương lai của công ty bằng chính tiền của mình. Không có lý do gì để chúng tôi nhận được sự ưu ái nào chỉ vì bà Roh Soh-yeong là con gái của tổng thống.”

Cái giá của sự phản bội…

Vụ ly hôn giữa Chủ tịch Tập đoàn SK là ông Chey Tae-won và bà Roh Soh-yeong đã chính thức khép lại sau phán quyết của Tòa án tối cao vào ngày 30/5 vừa qua.

Theo đó, ông Chey Tae-won phải chi trả cho vợ cũ số tiền khổng lồ lên tới 1.380 tỉ won (25 nghìn tỷ đồng) – một con số kỷ lục trong lịch sử các vụ ly hôn tại Hàn Quốc. Trước đó, vào năm 2022, phiên tòa sơ thẩm đã tuyên bố ông Chey Tae-won phải chi trả số tiền là 66,5 tỷ won (1,2 nghìn tỷ đồng) cùng khoản trợ cấp 100 triệu won (1,8 tỷ đồng).

Phán quyết của tòa án được đưa ra dựa trên những bằng chứng cho thấy ông Chey Tae-won là người có lỗi trong cuộc hôn nhân. Thẩm phán đã chỉ ra hành vi bội bạc của ông Chey Tae-won khi từ chối chu cấp tài chính cho vợ con sau khi đệ đơn ly hôn.

Toàn cảnh cuộc ly hôn đắt đỏ bậc nhất Hàn Quốc: Lời thú nhận có con với người tình và cái giá phải trả- Ảnh 6.

Nguồn: Nikkei Asia

Thậm chí, vị tỷ phú này còn cắt cả thẻ tín dụng của bà Roh Soh-yeong vào tháng 2/2019, thời điểm cặp đôi chưa chính thức ly hôn. Thẩm phán nhấn mạnh: “Ông Chey Tae-won không hề tỏ ra hối lỗi về hành vi ngoại tình của mình và hoàn toàn không tôn trọng sự thiêng liêng của hôn nhân.”

Không chỉ vậy, tòa án cũng bác bỏ phán quyết của phiên tòa sơ thẩm trước đó khi cho rằng cổ phần của ông Chey Tae-won tại SK Group không thuộc diện phân chia tài sản. Thẩm phán khẳng định bà Roh Soh-yeong đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của tập đoàn, đồng thời gia đình bà cũng hỗ trợ rất nhiều cho SK Group trong những ngày đầu thành lập.

“Cựu Tổng thống Roh Tae-woo (cha của bà Roh Soh-yeong) chính là người đã hỗ trợ cố Chủ tịch Chey Jong-hyun (cha của ông Chey Tae-won) trong quá trình điều hành SK Group. Có thể thấy, gia đình bà Roh Soh-yeong đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của SK Group”, thẩm phán cho biết.

Theo ước tính, tổng tài sản của cặp đôi quyền lực này vào khoảng 4.000 tỷ won (73,6 nghìn tỷ), trong đó tỷ lệ phân chia cho ông Chey Tae-won và bà Roh Soh-yeong lần lượt là 65% và 35%.

Nguồn: Nikkei Asia, ETtoday