Hôn lễ là dịp quan trọng của đời người và người thời xưa lại càng coi trọng hôn lễ. Ở thời nhà Thanh, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, đám cưới là sự kiện vô cùng hệ trọng, đặc biệt đối với những người trong hoàng gia. Một trong những cung quy kỳ quái bị chỉ trích nhiều nhất chính là cung quy về chế độ hôn nhân trong triều đại nhà Thanh.

Mặc dù trong thời phong kiến, vị thế của người phụ nữ không được xem trọng như đàn ông nhưng các công chúa, hay còn gọi là cách cách, vẫn là những người có địa vị cao quý trong xã hội. Chồng của công chúa được gọi là phò mã, tưởng như sẽ có địa vị và quyền lực nhưng trên thực tế, những vị phò mã này cũng phải trải qua không ít khó khăn với những cuộc tuyển chọn gắt gao mới cưới được cách cách.

Công chúa nhà Thanh.

Công chúa nhà Thanh.

Thông thường, các ứng viên phò mã sẽ do đích thân hoàng thượng, hoàng hậu tuyển chọn. Những tiêu chí chọn phò mã bao gồm: Xuất thân gia đình, ngoại hình, học vấn, tài năng, sức khỏe và cả tuổi tác.

Ngoài việc phò mã phải xuất thân danh giá, nếu không phải hoàng tử nước khác đến liên hôn thì cũng phải ở hàng vương tôn công tử nhà quý tộc, hơn nữa còn phải điển trai, giỏi giang, học rộng tài cao, thì còn phải thỏa mãn các yêu cầu về thể chất, sức khỏe sinh sản, bởi vua chúa nhà Thanh rất coi trọng huyết thống tôn quý và chính tông của mình.

Cách cách là những người có thân phận cao quý, nhiều người được vua cha hết mực yêu thương nên việc tuyển chọn phò mã càng không thể qua loa. Trước khi cưới cách cách, các ứng viên phò mã phải trải qua một cuộc “sống thử” với một số cung nữ.

Tương truyền, một vị công chúa thời nhà Thanh đã kết hôn với một vị phò mã tài giỏi và giàu có. Thế nhưng chỉ một tháng sau khi kết hôn, vị phò mã này được phát hiện mắc bệnh lao, họ ra máu rồi qua đời ngay sau đó, khiến công chúa vô cùng đau khổ. Để tránh bi kịch này lặp lại, nhà Thanh đã tìm các cung nữ để kiểm tra sức khỏe của phò mã trước khi cưới cách cách.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những người này được gọi là “cung nữ sống thử”, đảm đương nhiệm vụ thử thách phò mã, kiểm tra xem phò mã có đủ sức khỏe tình dục để lấy cách cách hay không.

Theo ghi chép, để kiểm tra khả năng tình dục của chồng sắp cưới, các cách cách sẽ để cho cung nữ thân thiết với mình “chung đụng” với ứng cử viên phò mã hơn 10 ngày hoặc tối đa là một tháng. Sau khoảng thời gian này, “cung nữ sống thử” sẽ báo cáo lại về năng lực, sức khỏe tình dục của ứng cử viên phò mã, xem người này có đạt tiêu chuẩn để làm chồng của cách cách hay không.

Những cung nữ này có thể nói là người nắm trong tay “quyền sinh sát” với vận mệnh của phò mã và cuộc hôn nhân của cách cách. Nếu cung nữ thông báo rằng ứng cử viên phò mã có năng lực sinh lý bình thường thì hoàng thất sẽ đồng ý cho cưới cách cách. Ngược lại, nếu quá trình này có vấn đề thì hôn sự có thể bị hủy bỏ.

Để đảm bảo tốt hơn tính chính xác và độ tin cậy của thông tin, các cách cách thường chỉ định 2 đến 3 cung nữ làm nhiệm vụ thử hôn. Theo hoàng tộc nhà Thanh, bằng cách này, họ sẽ đảm bảo người phối ngẫu thực sự khỏe mạnh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nếu trong thời gian “sống thử”, những cung nữ này chẳng may mang thai thì tuyệt nhiên họ cũng không thể sinh con mà phải nhanh chóng uống thuốc phá thai, chẳng khác gì chuột bạch cho hoàng thất. Về phần ứng cử viên phò mã, họ cũng chịu tổn thương không kém vì nếu không đáp ửng đủ tiêu chí, không thể cưới cách cách làm vợ thì họ sẽ bị ghẻ lạnh, coi như không tồn tại. Thêm vào đó, chức quan của phò mã trong thời nhà Thanh cực thấp, trừ phi là có công lao đặc biệt nếu không sẽ khó lòng thăng quan, tiến chức.

Tuy nhiên, những “cung nữ sống thử” làm nhiệm vụ “kiểm tra sinh lý” của ứng cử viên phò mã lại được nhận bổng lộc khá hậu hĩnh, cũng không phải làm các công việc chân tay như những cung nữ thông thường khác. Ngoài ra, nếu lấy được lòng của phò mã, họ có thể có cơ hội được nạp làm thiếp, thay đổi số phận, sống cuộc sống sung sướng hơn.

Mặc dù chỉ là cung nữ nhưng điều kiện tuyển chọn “cung nữ sống thử” cũng rất khắt khe. Họ không chỉ xinh đẹp, lễ độ, ngoan ngoãn mà quan trọng là phải am hiểu các bí quyết phòng the, thấu hiểu ý tứ. Ngoài nhiệm vụ “thử” phò mã, những cung nữ này còn có thể đảm nhiệm việc hướng dẫn, chỉ dạy cho cách cách các bí quyết chốn phòng the để cuộc sống hôn nhân thêm viên mãn.