Quan Thế Âm Bồ Tát là người giúp đỡ thầy trò Đường Tăng rất nhiều trên con đường thỉnh kinh.
Những khán giả đã xem “Tây Du Ký” đều biết rằng trong xuyên suốt hành trình đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, chỉ có một vị đại thần thường xuyên xuất hiện bên cạnh giúp đỡ họ đó là Quán Thế Âm Bồ Tát. Trước hết, sở dĩ việc nhóm đi thỉnh kinh Phật của thầy trò Đường Tăng có thể được thành lập là nhờ Quán Thế Âm Bồ Tát đã an bài. Dọc đường từ Tây Trúc sang phía Đông Độ, Quán Thế Âm Bồ Tát đã gặp, giác ngộ và hóa độ cho Sa Tăng ở sông Lưu Sa, Trư Bát Giới ở động Vân Sạn trên núi Phúc Lăng, Tiểu Bạch Long ở suối Ưng Sầu, Tôn Ngộ Không ở núi Ngũ Hành và Đường Tăng tại một ngôi chùa thuộc triều đại nhà Đường.
Chính trong hoàn cảnh đó, đội thỉnh kinh của Đường Tăng đã được Quán Thế Âm Bồ Tát củng cố. Sau này, sau khi đoàn thỉnh kinh của Đường Tăng lên đường đi về phía Tây, Quán Thế Âm Bồ Tát cũng xuất hiện bên cạnh nhiều lần giúp họ vượt qua khó khăn.
Nhưng nếu chú ý, khán giả có thể phát hiện ra điều lạ là mỗi khi Quán Thế Âm Bồ Tát xuất hiện, ngài luôn đội trên đầu một bức tượng Phật. Thậm chí, Quán Thế Âm Bồ Tát luôn dùng vải trắng che tượng Phật trên đầu để không bị gió, mưa, nắng. Vì thế khi nhìn thấy điều này, nhiều người không khỏi thắc mắc, tại sao trên đầu Quán Thế Âm Bồ Tát lại có tượng Phật? Và tượng phật này là ai?
Tạo hình Quán Thế Âm Bồ Tát trong phim “Tây Du Ký” phiên bản 1986.
Hoá ra tượng Phật trên đầu Quán Thế Âm Bồ Tát không ai khác chính là Nhiên Đăng Cổ Phật (Phật A Di Đà). Trong Phật giáo, từ “Nam Mô A Di Đà Phật” chính là câu niệm quen thuộc và thường dùng của các Phật tử. Về việc tại sao Quán Thế Âm lại có tượng Phật A Di Đà trên đầu, việc này bắt đầu từ những gian khổ mà Quán Thế Âm đã trải qua trước khi trở thành Bồ Tát. Người ta nói rằng trước đây Quán Thế Âm khi vẫn còn tu luyện nhưng lòng ngài rất bồn chồn luôn lo lắng thương xót cho thế gian chịu cảnh “bể khổ sông mê”, thật khó để tĩnh tâm lại. Dù Quán Thế Âm đã cống hiến hết mình cho việc tu tập nhưng lại không thể đắc chính quả.
Hình minh họa.
Khi ấy, Phật A Di Đà thấy Quán Thế Âm đau khổ như vậy nên nhận nàng làm đệ tử, đích thân ở bên cạnh tụng Tâm Kinh cho Quán Thế Âm nghe và giúp ngài thiền định giác ngộ. Sau này, Quán Thế Âm cuối cùng đã thành công và trở thành Bồ Tát. Sau đó Quán Thế Âm đặt tượng Phật A Di Đà lên đầu để cảm tạ sự gia trì của Phật A Di Đà và để giữ tâm thanh tịnh trong quá trình tu tập, cứu khổ chúng sinh. Xem ra Quan Thế Âm thực sự là một vị Bồ Tát biết ơn nên mới được công chúng yêu mến. Khi nói đến Phật A Di Đà, khi Như Lai nhìn thấy ngài cũng thì phải khiêm nhường.
Ở cõi Phật, ngoài Phật Như Lai còn có Phật A Di Đà và Phật Di Lặc. Tại các chùa Việt Nam và Trung Quốc, Phật A Di Đà thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc trong bộ tượng Tam thế Phật. Tượng Tam thế Phật thường đặt ở vị trí cao nhất trong tam bảo. Tam thế Phật nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai (trong đó Phật Nhiên Đăng hay còn gọi là Phật A Di Đà đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích Ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di Lặc tượng trưng cho chư Phật thời vị lai). Theo quan niệm, “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn; nước có nguồn mới có biển rộng sông sâu”, phải có quá khứ mới có hiện tại và tương lai. Vì vậy, trong Phật giáo, nhiều Phật tử thường niệm danh “Nam mô A Di Đà Phật” có nghĩa là “Kính lễ đấng giác ngộ vô lượng” hoặc “Quay về nương tựa đấng giác ngộ vô lượng”.
Trong “Tây Du Ký”, ta chưa hề thấy sự xuất hiện của Phật A Di Đà, và vẫn còn vô số các tiên thần, Phật có pháp lực cao cường khác vẫn chưa hề được nhắc đến trong bộ truyện. Từ đó tạo ra một thế giới vô cùng rộng lớn và bí ẩn theo cách nhìn của Đạo Giáo và Phật giáo Trung Hoa.