×

Xúc động tâm thư nữ thủ khoa Đại học Bách Khoa HN gửi mẹ là lao công: Từ nay, sẽ chẳng con ai c.ười ch.ê mẹ nữa, vì con đã làm được rồi

Sau khi trở thành thủ khoa đầu ra, nữ sinh Nguyễn Thị Xuyến đã tự hào chia sẻ: “Với em, mẹ là một người tử tế và phi thường”

Năm 2022, Nguyễn Thị Xuyến tự hào khoe với mẹ rằng, cô đã trở thành thủ khoa. Với số điểm 3.68/4.0, nữ sinh là hủ khoa đầu ra của Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Đây chính là món quà cô gái nhỏ dành cho mẹ của mình – một người lao công luôn khiến em tự hào.

Nỗ lực học hành vì người mẹ lao công

Xuyến tâm sự, mẹ có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, em là do một tay mẹ nuôi lớn. Nữ sinh bày tỏ: “Có thể nói, cuộc sống xung quanh em chỉ có mình mẹ, và người ảnh hưởng nhất tới em cũng chính là mẹ. Cho nên, điều em muốn làm là nỗ lực hơn nữa để mẹ có một cuộc sống nhàn hạ hơn”.

tam-thu-xuc-dong-nu-sinh-thu-khoa-dau-ra-danh-cho-me-lao-cong

Bản thân Xuyến hồi nhỏ rất hay tủi thân, từng bị một người bạn mắng là “đứa không có bố”. Vì thế, em thường xuyên bị áp lực, tự ti về xuất phát điểm của bản thân. Hồi cấp 1, em học không ổn, lại hay thu mình. Mãi đến năm lớp 9, gặp một người thầy có tâm luôn dốc sức kèm cặp và động viên, nữ sinh dần tiến bộ.

Năm cấp 3, mẹ em nhận công việc làm lao công quét đường phố tại Hà Nội. Đó là lúc, Xuyến tự nhủ phải “cố gắng học hơn nữa”. Em bày tỏ: “Mẹ làm lao công nên cũng không được người ta coi trọng. Đến khi em chuẩn bị vào đại học, mẹ không còn quét dọn đường phố nữa mà chuyển sang làm lao công trong công ty. Dù tiếp xúc với nhiều người có học thức nhưng cách nhìn của mọi người đối với mẹ vẫn không thay đổi. Lúc ấy, em đã đặt quyết tâm phải nỗ lực hơn nữa để lo được cho mẹ”.

Điều ấy càng tiếp thêm động lực cho em thi đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội. Thế nhưng, những ngày đầu học ở đây thật khó khăn, với nhiều môn quá khó nhằn. Thậm chí, Xuyến từng sốc và bật khóc ngay trong phòng thi môn Đại số vì thấy mình làm bài không tốt.

tam-thu-xuc-dong-nu-sinh-thu-khoa-dau-ra-danh-cho-me-lao-cong

“Lúc ấy, có một anh khóa trên học lại môn Đại số, thấy em khóc ngay giữa phòng thi, đã động viên rằng: ‘Em yên tâm, trời không phụ lòng người chăm chỉ đâu’. Và cũng thật may, em đã qua được môn đó, dù không thật sự hài lòng”. Hết năm thứ nhất đại cương và chuyển sang các môn cơ sở ngành, mọi thứ cũng bắt đầu ổn dần và tốt hơn.

Nỗ lực giúp người gặp khó

Hết năm thứ nhất đại cương và chuyển sang các môn cơ sở ngành, mọi thứ cũng bắt đầu ổn dần và tốt hơn. Hai năm đầu, điểm GPA của Xuyến luôn lọt trong top của lớp và ở mức Giỏi.

Sang năm thứ 3, Xuyến nhận thấy có nhiều sinh viên gặp khó, chật vật qua môn như em ngày trước. Thế là, em nhận gia sư miễn phí cho các em khóa dưới, những bạn bằng tuổi và một số anh chị khóa trên phải học lại các môn cơ sở ngành.

tam-thu-xuc-dong-nu-sinh-thu-khoa-dau-ra-danh-cho-me-lao-cong

Số người theo học cứ dần tăng, đến cuối năm 3, cô bạn quyết định mở lớp dạy online với mức phí 150.000 đồng/khóa. Từ đó đến nay, mỗi năm nữ sinh đã giúp khoảng 400 sinh viên Bách khoa “vượt qua cửa ải” các môn cơ sở ngành và không còn thấy sợ những môn học này nữa.

Xuyến bày tỏ: “Mặc dù em không phải là người giỏi nhất, đây cũng không phải là môn chuyên ngành của em, nhưng em luôn hỗ trợ các bạn bằng tất cả những gì em thu nhận được trong suốt quá trình học. Và khi các bạn có khó khăn hay bất kỳ câu hỏi nào cần giúp đỡ, em cũng luôn cố gắng tìm câu trả lời theo cách phù hợp nhất. Việc đi dạy vừa giúp em kiếm thêm thu nhập trang trải học phí, vừa củng cố được kiến thức và giúp em trau dồi được khả năng nói lưu loát hơn”.

Mẹ là nguồn động lực lớn nhất

Những lúc vất vả, khó khăn trong học tập, Xuyến lại nghĩ ngay đến mẹ. Nhờ mẹ truyền động lực, sau những năm học ở Bách khoa, nữ sinh nhiều lần giành được tấm bằng khen hay những giải thưởng khuyến khích của trường, viện.

Ngày cô bạn trở thành cử nhân, mẹ cô cũng tới dự để chứng kiến niềm vui con gái. Ôm lấy mẹ, Yến nói rằng: “Giờ đây mẹ có thể tự hào, vì con đã trở thành thủ khoa rồi”.
tam-thu-xuc-dong-nu-sinh-thu-khoa-dau-ra-danh-cho-me-lao-cong

Nữ thủ khoa bày tỏ: “Em nhớ mãi cái Tết khi mình còn đang học cấp 3. Đó là vào đêm 30 Tết, trời mưa tầm tã, nhưng mẹ vẫn phải đi dọn vệ sinh. Mẹ quét rác cho tới tận 3 giờ sáng mới trở về nhà. Khi ấy, em đã rơi nước mắt vì thương. Em đặt quyết tâm phải cố gắng để sau này xây được nhà và lo được cho mẹ.

Cho đến bây giờ, dù nhà vẫn còn nghèo, nhưng em hy vọng, thành tích hôm nay sẽ là bước mở đầu cho những thứ mà em sẽ đạt được trong sự nghiệp tương lai. Và, mẹ chính là nguồn động lực lớn nhất để em làm những điều đó.

Sau tất cả, em nghĩ mình vẫn may mắn hơn rất nhiều người vì em còn có mẹ. Dù rằng mẹ không phải là ông này bà nọ, nhưng với em, mẹ là một người tử tế và phi thường”.

Related Posts

Doãn Hải My và Đoàn Văn Hậu lần đầu khoe cận mặt quý tử, tiết l;ộ tên gọi ở nhà cực đáng yêu

Mới đây, vợ chồng Đoàn Văn Hậu – Doãn Hải My lần đầu hiếm hoi khoe diện mạo của quý tử ở góc chụp gần. Đoàn Văn…

Hot girl x;;ăm kín người, mặc trang phục “o é;p” V1 căng đầy khiến nhiều người “n;gộp t;hở”

Hot girl Tống Dục Hân sở hữu vóc dáng đồng hồ cát nóng bỏng. Không ít lần, cô nàng mặc táo bạo khoe vòng một. Tống Dục…

Quý tử “ngậm thìa vàng” nhà Quang Hải có biệt danh cực độc, là sự kết hợp giữa Messi và Ronaldo

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Chu Thanh Huyền đã thông báo dòng trạng trái vượt cạn thành công. Bên dưới bình luận, nhiều bạn…

Tốn kém như yêu Taylor Swift, mỗi ngày hết…

TPO – Travis Kelce tiết lộ đã chi khoản tiền khổng lồ để Taylor Swift và gia đình có chỗ riêng tư xem anh cùng đồng đội…

4 người này ĐỪNG ăn bún

(VTC News) – Bún là món ăn được nhiều người yêu thích tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này, dưới đây là những…

Ảnh hiếm Triệu Vy và Lâm Tâm Như dắt nhau sang Việt Nam 20 năm trước

Thế hệ 8x, 9x hẳn đã biết, nhưng chắc chắn rất nhiều bạn trẻ chắc chắn sẽ không biết đến sự kiện diễn ra vào 20 năm…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *