Vết thương ngoài ra nào rồi cũng sẽ lành, sẽ liền sẹo. Thế nhưng những lời nói đau lòng, sâu cay và thâm độc sẽ là thứ ‘ghim sâu’ trong lòng người nghe đến mãi sau này. Thậm chí, đến hết cả đời cũng không quên được.
Thanh xuân của mỗi người là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, vui tươi, hạnh phúc và tràn đầy những hồi ức khó quên, kèm theo cả sự nuối tiếc mãi lắng đọng tận ở mãi trong tim. Nhưng càng trưởng thành, chúng ta lại càng trở nên dè dặt, càng sợ bị tổn thương nhiều hơn nên không dám mở lòng, chẳng còn dũng khí để đi tiếp thêm một đoạn đường nữa, bởi lại sợ bị tổn thương thêm một lần nữa.
“Thứ mang tên “hồi ức” vẫn luôn náu mình ở một góc khuất nào đó trong ký ức của chúng ta, để đến khi bạn nghe một bài hát, xem một bộ phim, đi qua một ngã rẽ, nó sẽ lại lặng lẽ xuất hiện”. Nhưng thời gian rồi cũng sẽ qua, những nỗi đau rồi cũng sẽ dần phai mờ, và ký ức sẽ dần trôi như một trải nghiệm của cuộc đời. Dù bạn đã trải qua thanh xuân như thế nào, cũng đừng khép chặt lòng mình, đừng cứ mãi chìm đắm trong quá khứ, bởi tận sâu trong tim chúng ta vẫn có những thôi thúc, khao khát yêu thương và được yêu thương. Ai cũng xứng đáng có được hạnh phúc.
“Thích ai thì hãy theo đuổi, bởi có thể trong cuộc đời này, bạn sẽ chỉ có duy nhất một cơ hội để nắm tay người đó. Có mơ ước hãy nỗ lực thực hiện, bởi trong cuộc đời này, hiện tại không dũng cảm cố gắng, có lẽ sau này sẽ chẳng còn cơ hội.”
Chưa một lần đau sao là tuổi trẻ, nhưng … vết thương nào rồi cũng lành. “Thời gian sẽ chữa lành… hầu như mọi thương tổn. Nếu nỗi đau của bạn chưa ngôi ngoai xin hãy đợi thêm chút nữa”.
Thứ duy nhất còn lại sau cùng chỉ là những kỉ niệm, những hồi ức. Không những vậy, lời nói mới là thứ có ‘sức sát thương’ cao nhất. Những lời nói cay độc tuy không thể khiến người ta mất mạng nhưng lại làm cho người nghe nhớ mãi, không thể nào quên mà thậm chí còn bị day dứt, đau khổ, sống không được, chế.t cũng không xong.
Phật giáo đã dạy: Tác dụng của lời nói có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi những tâm trạng buồn; lời nói nhã nhặn, lời khuyến tấn đúng thời, đúng lúc có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương và từ đó dần dần sẽ làm thay đổi những hành vi, những việc làm bất thiện.
Ngược lại, lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến người ta ăn năn hối hận cả cuộc đời, trong đó lời nói ác ngữ, ác khẩu là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả như thế.
Tất cả mọi lời cay độc khi được ta thốt ra từ cửa miệng của mình dù là dành cho bất kỳ ai (kể cả kẻ hèn mọn nhất, ti tiện và xấu xa nhất) thì đối với kẻ đó cũng không có một chút lợi lạc nào. Thậm chí nó còn biến họ trở nên câm phẫn và cuồng nộ hơn nữa. Còn đối với bản thân ta (ta đã vô tình tự tạo một ác nghiệp cho thân mình).
Bởi vậy, trước khi nói hãy ‘uốn lỡi 7 lần’ để không khiến người khác đau lòng và khiến chính mình thêm tội nghiệt. Và cũng bởi vì, vết thương nào rồi cũng sẽ lành, chỉ có những lời cay độc là sẽ còn mãi, dai dẳng, day dứt, đeo bám người ta mãi cho đến hết đời.