Doanh nghiệp ô tô nội địa này đã báo lỗ suốt 13 năm liên tiếp.
CTCP Ô tô Giải Phóng (UPCoM: GGG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2023 với doanh thu 1,6 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến công ty này lỗ gộp 1,4 tỷ đồng. Ô tô Giải Phóng cũng không có doanh thu tài chính nhưng vẫn phải trả đầy đủ các khoản chi phí trong quý vừa qua.
Kết quả, doanh nghiệp này báo khoản lỗ ròng hơn 4,5 tỷ đồng. Trong những năm trước, doanh nghiệp này đều không công bố BCTC hàng quý nhưng công ty đã liên tục báo lỗ kể từ năm 2011 cho đến nay.
Theo giải trình từ phía công ty, trong quý vừa qua, do ảnh hưởng khó khăn của nền kinh tế nói chung, nhu cầu mua sắm phương tiện vận tải giảm sút mạnh. Vì vậy, Ô tô Giải Phóng đã không có doanh thu.
Lũy kế cả năm 2023, Ô tô Giải Phóng ghi nhận doanh thu ‘vỏn vẹn’ 2,4 tỷ đồng, giảm 93% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu của công ty này cả năm chỉ ngang với giá lăn bánh với một chiếc xe VF9 Plus của VinFast. Trừ chi phí, công ty lỗ sau thuế gần hơn 15 tỷ đồng, giảm so với khoản lỗ 24 tỷ đồng của năm trước.
Tính đến ngày 30/9, công ty này đã lỗ lũy kế 362 tỷ đồng. Khoản lỗ này đã vượt vốn góp của chủ sở hữu là 294 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu âm gần 31,3 tỷ đồng. Nợ vay tài chính ở mức 50 tỷ đồng, chiếm gần như toàn bộ nguồn vốn
Cũng tại thời điểm cuối quý 3 năm nay, tổng tài sản của công ty đạt 47 tỷ đồng, giảm 17,5% so với số đầu năm. Trong đó, lượng hàng tồn kho ở mức 21 tỷ đồng. Tài sản cố định gồm nhà xưởng, máy móc là 25 tỷ đồng. Doanh nghiệp này chỉ còn hơn 11 triệu đồng tiền mặt, giảm 99% so với đầu năm.
Ô tô Giải Phóng được thành lập vào ngày năm 2001 với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng. Tên ban đầu của doanh nghiệp này là CTCP Cơ điện Hà Giang. Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ôtô tải. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại xe tải dưới 5 tấn bao gồm cả thương hiệu GIAIPHONG của chính công ty và một số thương hiệu Trung Quốc khác.
Hiện công ty đang có một nhà máy lắp ráp tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Ô tô Giải Phóng đã đưa cổ phiếu GGG niêm yết trên HNX vào năm 2009 tuy nhiên đã bị hủy niêm yết và giao dịch trên UPCoM kể từ cuối năm 2013 do thua lỗ liên tiếp.
News
Là tay chơi xe nổi tiếng chịu chi nhất Việt Nam, Đại gia Minh Nhựa sẽ chỉ tậu ‘thùng tôn di động’ Tesla Cybertruck, nếu hãng đáp ứng đầy đủ những điều kiện này: Còn không thì đành ‘có duyên không phận’
Chủ nhân của Pagani Huayra và McLaren Elva – đại gia Minh Nhựa mặc dù rất đam mê các dòng xe gầm cao nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, mọi thứ phải chắc…
Kỷ lục ‘vô tiền khoáng hậu’ tại thị trường ô tô Việt: Cứ hơn 8 giây có một người chốt cọc VinFast VF3, ông Vượng thu tiền trăm tỷ mỗi ngày
Mẫu xe điện VinFast VF3 đang trở thành hiện tượng của thị trường ô tô Việt Nam khi lượng xe đặt cọc chỉ sau 66 giờ lập kỷ lục 27.649, cao hơn cả…
Cận cảnh những chiếc xe VF 7 Hỏa Long Độc Bản đầu tiên được giao cho khách hàng
Những chiếc VF 7 Hoả Long Độc Bản (Dragon Forged) đầu tiên trong tổng số 68 chiếc phiên bản giới hạn được VinFast bàn giao cho khách…
hết Ngọc Trinh lại đến Hải Idol ‘xộ khám’ vì dựng xe giữa đường quay tóp tóp: Cái giá của câu view bất chấp bao giờ mới khiến các ‘idol top top’ tỉnh ngộ đây?
Dừng dàn ô tô trong khi rước dâu giữa đường để chụp ảnh câu view bất chấp, ‘Hải Idol’ cùng 3 đồng phạm khác đã bị công…
Hải idol dàn 4 xe sang đón dâu giữa đường nhằm ‘đánh bóng tên tuổi’
Theo Cục CSGT, Phạm Đức Hải (Hải ‘idol’) và các đồng phạm dàn 4 xe sang đón dâu giữa đường nhằm đánh bóng tên tuổi, tăng lượng…
Các ông lớn Trung Quốc đổ xô vào Việt Nam: VinFast ra ngay “lời thách đố gai góc”, Âu-Mỹ cũng chào thua
Xe điện từ Trung Quốc được đánh giá là số 1 thế giới nhưng chúng đã gặp phải kỳ phùng địch thủ VinFast khi định lấn sân…
End of content
No more pages to load