×

Nghị lực phi thường của cậu học trò m:ù đầu tiên thi đỗ khoa piano tại Nhạc viện Hà Nội

Em Bùi Quang Khánh, 16 tuổi là học trò mù đầu tiên ở khoa piano trong hơn 60 năm của Nhạc viện Hà Nội.

Sống ĐẹpNguồn: Internet

Chuyện cậu học trò mù Bùi Quang Khánh, 16 tuổi, quê Hải Phòng thi đỗ khoa piano tại Nhạc viện Hà Nội khiến dân tình nể phục. Tuy bản thân là người khuyết tật, em vẫn có tài năng nổi trội về nghệ thuật.

Khánh chào đời khi mới 29 tuần tuổi, hai mắt không thể thấy gì, lại khiếm thính một phần. Cơ duyên đến với piano của em từ một lần bố mẹ đưa em tới nhà bạn chơi. Ngồi đúng vị trí cây đàn piano, Khánh đặt tay lên phím đàn. Âm thanh vang lên có sức cuốn hút kỳ lạ với cậu bé vốn không có nhiều trò tiêu khiển vì khiếm thị. Cả tối hôm đó, em chỉ ngồi bên cây đàn và bấm linh tinh.

Thấy con trai có hứng thú với piano, bố mẹ em nghĩ tới chuyện cho con học tử tế. Phải mất 1 năm tìm kiếm, gia đình mới mời được giáo viên cho em. Vì không thể nhìn được bản nhạc, Khánh phải nghe cô đọc nốt nhạc, cầm tay để hướng dẫn ghi nhớ từng nốt, từng vị trí phím.
nghi-luc-phi-thuong-cua-cau-hoc-tro-mu-tai-nhac-vien-ha-noi
Khi thạo từng tay, em lại học nhẩm tính để ghép hai tay dưới sự hỗ trợ của  cô. Khánh nhớ lại: “Có những quãng tay rất xa mà không nhìn được phím nên em chuyển bằng cảm nhận. Ban đầu lần mò, dần dần dùng cảm giác để ghi nhớ”.

Khi mới tập piano, có những đoạn nhạc ngắn mà em phải tập 3-4 tiếng. Để chơi một bản nhạc ngắn dưới 3 trang, em tập mất 1-2 tháng là bình thường. Với tác phẩm lớn dài hơn thế, Khánh miệt mài tập từ nửa năm đến 1 năm. Thời gian luyện tập của Khánh cũng tăng dần theo sự phức tạp của các bài. Lúc mới tập, em chỉ dành 1,5 tiếng mỗi ngày, sau tăng lên 3 tiếng.

Trước mỗi cuộc thi lớn, Khánh dành nhiều thời gian hơn cho cây đàn. Em từng đạt nhiều giải thưởng, trong đó nhớ nhất giải nhất “Cây đàn tuổi thơ” – cuộc thi đầu tiên em tham dự, dù quy mô chỉ ở cấp tỉnh. Tháng 10 vừa qua, nam sinh tham gia cuộc thi piano trẻ quốc tế Kayserburg (Kayserburg International Youth Piano Competition) ở Trung Quốc. Đó là cuộc thi quy mô toàn cầu, quy tụ hơn 80.000 thí sinh từ nhiều nước trên thế giới. Kết quả là, Bùi Quang Khánh đạt giải ưu tú, tương đương giải 4, và cũng là thí sinh bị mù duy nhất trong số 500 người lọt vào vòng chung kết.
nghi-luc-phi-thuong-cua-co-giao-khuyet-chan-o-dong-thap
10x tâm sự: “Đó không phải cuộc thi quốc tế đầu tiên em tham gia nhưng là cuộc thi có quy mô lớn nhất. Em muốn tiếp tục chinh phục các đấu trường lớn khác, trong đó có cuộc thi Chopin để tiếp bước Đặng Thái Sơn – nghệ sĩ châu Á đầu tiên đoạt giải nhất năm 1980”. Năm 2020, em từng giành HCV tại Liên hoan nghệ thuật châu Á – Thái Bình Dương tổ chức ở Malaysia. Năm ngoái, em cũng đạt giải vàng một cuộc thi quy mô tương tự tại Hàn Quốc.

Được biết, Khánh trúng tuyển vào hệ trung cấp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sau kỳ thi đầu vào như những bạn khác.  TS Triệu Tú My, giảng viên học viện, người trực tiếp giảng dạy Khánh cho biết: “Các khoa khác có nhiều học viên khiếm thị nhưng piano thì không bởi cấu tạo cây đàn này rất phức tạp với hơn 200 dây, 88 phím trải dài khoảng 1,5 m. Người bình thường học piano cũng rất khó chứ chưa nói đến người như Khánh”.

Để dạy Khánh, giáo viên mất thời gian gấp 5-10 lần so với học trò bình thường. Tuy nhiên, cậu học trò rất quyết tâm và kiên trì, nhanh nhẹn trong mọi vấn đề, cảm thụ âm nhạc tốt nên thầy cô cũng kiên trì hỗ trợ.
nghi-luc-phi-thuong-cua-cau-hoc-tro-mu-tai-nhac-vien-ha-noi
Từ ngày nhập trường, Khánh bận rộn hơn khi học môn chung ở trường và qua nhà thầy cô học chuyên ngành vào các buổi chiều. Đa số học viên như nam sinh Hải Phòng sẽ chọn học chương trình bổ túc văn hóa nhưng em lại chọn học ở trường phổ thông.

Điều này đồng nghĩa thời gian học tập nhiều hơn và khó khăn hơn. Nam sinh đang học văn hóa tại trường Phổ thông liên cấp Edison (Ecopark, Hưng Yên). Để thuận tiện cho việc học, em xin phép thầy cô cho mang máy tính đến lớp để chép bài, thay vì viết chữ nổi.

Khánh nói thích nhất bài hát “Khát vọng” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn với những ca từ “Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng/Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông”. Với Khánh, đây cũng là kim chỉ nam, thúc đẩy em vượt qua mọi khó khăn và không từ bỏ mơ ước.

Related Posts

Doãn Hải My và Đoàn Văn Hậu lần đầu khoe cận mặt quý tử, tiết l;ộ tên gọi ở nhà cực đáng yêu

Mới đây, vợ chồng Đoàn Văn Hậu – Doãn Hải My lần đầu hiếm hoi khoe diện mạo của quý tử ở góc chụp gần. Đoàn Văn…

Hot girl x;;ăm kín người, mặc trang phục “o é;p” V1 căng đầy khiến nhiều người “n;gộp t;hở”

Hot girl Tống Dục Hân sở hữu vóc dáng đồng hồ cát nóng bỏng. Không ít lần, cô nàng mặc táo bạo khoe vòng một. Tống Dục…

Quý tử “ngậm thìa vàng” nhà Quang Hải có biệt danh cực độc, là sự kết hợp giữa Messi và Ronaldo

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Chu Thanh Huyền đã thông báo dòng trạng trái vượt cạn thành công. Bên dưới bình luận, nhiều bạn…

Tốn kém như yêu Taylor Swift, mỗi ngày hết…

TPO – Travis Kelce tiết lộ đã chi khoản tiền khổng lồ để Taylor Swift và gia đình có chỗ riêng tư xem anh cùng đồng đội…

4 người này ĐỪNG ăn bún

(VTC News) – Bún là món ăn được nhiều người yêu thích tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này, dưới đây là những…

Ảnh hiếm Triệu Vy và Lâm Tâm Như dắt nhau sang Việt Nam 20 năm trước

Thế hệ 8x, 9x hẳn đã biết, nhưng chắc chắn rất nhiều bạn trẻ chắc chắn sẽ không biết đến sự kiện diễn ra vào 20 năm…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *