Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Tại ĐHĐCĐ, HĐQT Vingroup đề ra mục tiêu 200.000 tỷ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng tại ĐHĐCĐ thường niên 2024. Ảnh: VIC
Bên cạnh các kế hoạch và mục tiêu đề ra, tại ĐHĐCĐ, HĐQT cùng các cổ đông tham dự đã có phiên thảo luận sôi nổi, trong đó có liên quan tới VinFast, biểu tượng truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt khi chính thức được niêm yết trên Sàn Chứng khoán Nasdaq Stock LLC của Mỹ và trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu.
VinFast đã xuất ra thị trường gần 35.000 ô tô điện và hơn 72.000 xe máy điện trong năm 2023, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ về xu hướng chuyển đổi xanh.
Tại cuộc họp này, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định, tương lai của Vingroup là VinFast và sẽ không bao giờ bỏ VinFast. Người đứng đầu Tập đoàn Vingroup thể hiện niềm tin vào thị trường xe điện trong tương lai khi cho rằng đây là xu hướng tất yếu. Đặc biệt, VinFast sẽ có dòng tiền dương từ năm 2026 và bắt đầu có lãi tại các thị trường.
VinFast sẽ bán tín chỉ carbon
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm Tổng giám đốc VinFast từ đầu năm 2024. Ảnh: VIC
Tại phiên thảo luận, đại diện cổ đông đặt câu hỏi: “VinFast hiện thu chủ yếu là bán xe, nhưng theo tôi được biết thì chứng chỉ carbon cũng ra tiền. VinFast giảm thải được rất nhiều carbon, hiện VinFast đã làm hồ sơ pháp lý gì để phát hành chứng chỉ carbon trong thời gian tới?“.
Về vấn đề này, ông Phạm Nhật Vượng cho biết: “Chúng tôi thành lập tổ công tác để thúc đẩy bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác“.
Nếu bán được tín chỉ carbon ở Việt Nam và các thị trường khác trên thế giới sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho VinFast trong tương lai.
Theo các chuyên gia, tín chỉ carbon dù không tác động trực tiếp đến những người mua ô tô nhưng chúng lại được coi là tài sản quan trọng mà các “ông lớn” trong ngành ô tô cần cân nhắc. Các nhà sản xuất xe điện có được một lượng tín chỉ carbon dư thừa từ việc sản xuất xe điện. Họ có thể bán chúng cho những nhà sản xuất ô tô khác để giúp các bên này tuân thủ những quy định về khí thải.
Tín chỉ carbon – cơ hội tăng hàng tỷ USD cho nhà sản xuất xe điện
Việc bán tín chỉ carbon giúp Tesla kiếm được hàng tỷ USD trong hơn 10 năm qua. Ảnh: Getty Images
Trên thực tế, trước VinFast, có nhiều hãng xe lớn trên thế giới đã và đang tiến hành việc bán tín chỉ carbon, song song với hoạt động bán xe. Lợi nhuận của việc bán tín chỉ carbon có thể lên tới hàng tỷ USD. Minh chứng là Tesla của tỷ phú Elon Musk đã thu được khoản tiền lên tới 1,79 tỷ USD từ việc bán tín chỉ carbon trong năm 2023. Thực tế, đây không không phải là lần đầu Tesla kiếm lời từ việc bán tín chỉ carbon.
Trong thời kỳ mà những “ông lớn” như Honda, GM, Ford gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển xe điện, Tesla lại biết cách tận dụng tốt cơ hội để tăng doanh số, kiếm lời. Ngay từ năm 2009, Tesla đã thực hiện một chiến lược gây bất ngờ, đó là bán các khoản tín chỉ carbon.
Doanh thu từ hoạt động bán tín chỉ carbon hàng năm của Tesla. Ảnh: CarbonCredits
Theo Automotive News, từ năm 2009 – 2023, tổng số tiền Tesla kiếm được từ việc bán tín chỉ carbon lên tới gần 9 tỷ USD. Con số này là minh chứng cho thấy chiến lược khôn ngoan này đã mang lại hiệu quả tích cực về mặt kinh doanh cho Tesla.
Trên thực tế, ở Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc cũng đang áp dụng những quy định tương tự quy định về mức tín chỉ carbon đối với các nhà sản xuất ô tô. Điều này không chỉ giúp mang lại cơ hội lớn cho các hãng xe điện về mức lợi nhuận mà họ có thể thu được từ việc bán tín chỉ carbon mà còn góp phần nâng cao ý thức về sản xuất của doanh nghiệp.
Hơn nữa, vì trên toàn thế giới đang tập trung vào mục tiêu giảm lượng khải thải carbon, đồng thời giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, do đó, theo các chuyên gia, dự kiến nhu cầu về tín chỉ carbon sẽ tăng trong tương lai.
Ngoài các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada và châu Âu, VinFast đang lấn sân sang các quốc gia trong khu vực châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines, khu vực Trung Đông và châu Phi.
Bên cạnh Việt Nam, VinFast cũng đang xúc tiến xây dựng các nhà máy tại Mỹ, Ấn Độ và Indonesia.
News
Là tay chơi xe nổi tiếng chịu chi nhất Việt Nam, Đại gia Minh Nhựa sẽ chỉ tậu ‘thùng tôn di động’ Tesla Cybertruck, nếu hãng đáp ứng đầy đủ những điều kiện này: Còn không thì đành ‘có duyên không phận’
Chủ nhân của Pagani Huayra và McLaren Elva – đại gia Minh Nhựa mặc dù rất đam mê các dòng xe gầm cao nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, mọi thứ phải chắc…
Kỷ lục ‘vô tiền khoáng hậu’ tại thị trường ô tô Việt: Cứ hơn 8 giây có một người chốt cọc VinFast VF3, ông Vượng thu tiền trăm tỷ mỗi ngày
Mẫu xe điện VinFast VF3 đang trở thành hiện tượng của thị trường ô tô Việt Nam khi lượng xe đặt cọc chỉ sau 66 giờ lập kỷ lục 27.649, cao hơn cả…
Cận cảnh những chiếc xe VF 7 Hỏa Long Độc Bản đầu tiên được giao cho khách hàng
Những chiếc VF 7 Hoả Long Độc Bản (Dragon Forged) đầu tiên trong tổng số 68 chiếc phiên bản giới hạn được VinFast bàn giao cho khách…
hết Ngọc Trinh lại đến Hải Idol ‘xộ khám’ vì dựng xe giữa đường quay tóp tóp: Cái giá của câu view bất chấp bao giờ mới khiến các ‘idol top top’ tỉnh ngộ đây?
Dừng dàn ô tô trong khi rước dâu giữa đường để chụp ảnh câu view bất chấp, ‘Hải Idol’ cùng 3 đồng phạm khác đã bị công…
Hải idol dàn 4 xe sang đón dâu giữa đường nhằm ‘đánh bóng tên tuổi’
Theo Cục CSGT, Phạm Đức Hải (Hải ‘idol’) và các đồng phạm dàn 4 xe sang đón dâu giữa đường nhằm đánh bóng tên tuổi, tăng lượng…
Các ông lớn Trung Quốc đổ xô vào Việt Nam: VinFast ra ngay “lời thách đố gai góc”, Âu-Mỹ cũng chào thua
Xe điện từ Trung Quốc được đánh giá là số 1 thế giới nhưng chúng đã gặp phải kỳ phùng địch thủ VinFast khi định lấn sân…
End of content
No more pages to load