Có câu “con gái là con người ta, con dâu mới là con mình”, tôi thấy vế đầu rất đúng, còn vế sau thì chưa chắc. Nhiều nàng dâu cũng cố gắng hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà chồng, nhưng đổi lại thì vẫn bị đối xử như người dưng nước lã mà thôi.
Có thể nói, trong tất cả các mối quan hệ của con người thì mối quan hệ hôn nhân là thiêng liêng, trang nghiêm và tươi đẹp nhất. Chế độ một vợ một chồng là văn minh nhất trong lịch sử nhân loại, trong mấy chục năm chung sống vui buồn có nhau đã tạo ra tình cảm lớn lao giữa hai người không có mối quan hệ huyết thống.
Theo truyền thống của cha ông để lại, con gái khi lớn, thành gia lập thất sẽ cùng với chồng về sinh sống ở nhà chồng. Đến nay, tuy thời thế đã thay đổi và tiến bộ nhiều, song, ‘thuyền theo lái, gái theo chồng’ vẫn được gìn giữ và tuân theo mà ít có biến động. Duy chỉ ít một số gia đình là có con rể về sinh sống cùng bố mẹ vợ.
Và cũng chính bởi truyền thống này mà khiến nhiều gia đình nhà gái xót xa, buồn tủi khi xây dựng gia đình cho con mình. Bởi rằng, con gái mình nuôi nấng, yêu thương suốt bao nhiêu năm nay lại theo chàng trai xa lạ, không cùng huyết thống về làm dâu con, về cung phụng bố mẹ chồng. Chẳng há là điều xót xa?
Nước ta vẫn nặng tư tưởng văn hóa truyền thống nên khiến phụ nữ nhiều khi khá đau khổ. Một khi đã lấy chồng, phụ nữ sẽ ‘ăn lộc nhà chồng, gánh nghiệp nhà chồng’. Lễ chạp giỗ tết bên nhà ngoại ấu cũng chỉ có thể ‘ghé chút qua nhà’ chứ không còn nặng phần trách nhiệm giống lúc chưa gả đi.
Thế nhưng cũng khi đã lấy chồng, về nhà chồng, dù có tốt đẹp đến đâu, cũng không thể trở thành người thân trong gia đình nhà chồng được. Có lẽ bởi thế mà ông bà ta mới nói rằng “nhà chồng sẽ không vì có thêm bạn mà trở nên náo nhiệt. Nhưng nhà gái sẽ thật sự vì thiếu đu bạn mà trở nên hiu quạnh.”
Thậm chí kể cả may mắn không phải sống chung cùng gia đình chồng, người phụ nữ tự lập cũng vẫn phải xa gia đình, không còn được thoải mái, thường xuyên về nhà giống như ngày còn son rỗi nữa. Gánh nặng cơm áo gạo tiền, con cái, đối nội đối ngoại 2 bên và những lễ nghi địa phương càng trói chặt cuộc đời người phụ nữ hơn khiến nó trở nên nặng nề và ‘ngột ngạt’.
Sẽ thật là may mắn cho người phụ nữ nào lấy được người chồng hiểu biết và vị tha. Người ấy sẽ hiểu được cảm giác thiếu vắng, xót xa của gia đình vợ mà bù đắp cho vợ, tạo điều kiện tối đa để gia đình 2 bên cùng vợ chồng sẽ không có khoảng cách hay những bất hòa không đáng có. Từ đó, mang lại hạnh phúc viên mãn cho cuộc sống cũng như mái ấm chung của cả hai.