Cặp đôi chung sống không đăng ký kết hôn, khi chia tay phân chia tài sản chung như thế nào?
Chung sống trước hôn nhân, cùng góp tiền mua nhà, mong xây dựng tổ ấm
Một chàng trai tại Quảng Châu, Quảng Đông (Trung Quốc) đã bỏ ra 700.000 NDT (khoảng 2,3 tỷ VND) để cùng bạn gái mua một căn nhà cũ trị giá hơn 1,4 triệu nhân dân tệ (khoảng 4,6 tỷ VND) và đứng tên bạn gái. Sau 10 năm chung sống, hai người chia tay.
Cô gái bán căn nhà với giá 5,3 triệu tệ (17,6 tỷ VND), nhưng chỉ chia cho chàng trai 700.000 NDT trong khi anh ta yêu cầu chia bất động sản theo tỷ lệ vốn góp. Kết quả được tòa án phán xét nghiêng về phía chàng trai!
Tiểu Hồng và Tiểu Soái quen biết nhau qua một người bạn. Sau khoảng thời gian tìm hiểu, họ tìm được sự đồng điệu nhiều phương diện cuộc sống, tình yêu của họ cũng đơm hoa từ đó. Không lâu sau đó, hai người đã chuyển đến sống cùng nhau, bắt đầu cuộc sống ngọt ngào trước hôn nhân.
Đến năm tiếp theo, hai người tính chuyện tương lai và quyết định sẽ lên kế hoạch mua nhà trong thời điểm này, nếu không sau này khi kết hôn sẽ rất khó để có thể ổn định nơi ở. Sau khi tham khảo và chốt được một căn nhà cũ, cả hai đã đến gặp chủ nhà để bàn bạc. Quá trình bàn bạc với chủ căn nhà khá căng thẳng khi hai bên mất khá nhiều thời gian nhưng không thống nhất được giá cả. Cuối cùng, chủ nhà đã nhượng bộ và đồng ý chuyển nhượng căn nhà cho họ với giá 1,438 triệu NDT.
Sau khi Tiểu Soái thanh toán khoản cọc 5,8 vạn NDT cho chủ nhà, anh và cô bạn gái Tiểu Hồng bắt đầu chạy đôn chạy đáo để kiếm tiền trả cho khoản mua nhà. Tiểu Soái và cha của anh đã góp 70 vạn NDT. Sau khi trừ đi khoản tiền đã đặt cọc, số tiền còn lại roi vào khoảng hơn 600.000 NDT sẽ do Tiểu Hồng chịu trách nhiệm chi trả. Số tiền còn lại này do gia đình Tiểu Hồng bỏ ra. Như vậy cả hai bên gia đình của Tiểu Hồng và Tiểu Soái đều góp chung khoảng nửa số tiền, điều này tương đối công bằng.
Đến lúc làm thủ tục chuyển nhượng, vì Tiểu Soái không đáp ứng đủ điều kiện mua nhà, cộng thêm việc Tiểu Hồng nhất quyết đòi đứng tên căn nhà mới yên tâm, cuối cùng căn nhà đã được chuyển nhượng dưới tên của Tiểu Hồng.
Chia tay, chia nhà
Tiểu Hồng và Tiểu Soái sau đó đã có 3 năm chung sống hạnh phúc tại căn nhà này. Nhưng vì lí do công việc mà 2 người không thể chung đường. Thời gian 10 năm với bao sự mong chờ cùng những lời hẹn ước cuối cùng cũng không giúp cho tình yêu của họ đi đến được hôn nhân. Tình yêu của họ sau cùng vẫn phải dừng lại với nút thắt khó có thể tháo gỡ, hai người quyết định chia tay.
Lúc này, là do giá cả nhà đất tăng một cách chóng mặt, Tiểu Hồng sau khi bán căn nhà chung của họ đã được nhận khoản tiền khổng lồ lên tới 5,3 triệu NDT. Nhưng cô ta chỉ đồng ý trả lại cho Tiểu Soái 70 vạn NDT, tương đương với số tiền anh đã đóng góp trước đây. Tiểu Hồng thậm chí thẳng thừng cho rằng mối quan hệ giữa cô và Tiểu Soái chỉ đơn giản là cùng sống trong một căn nhà, còn căn nhà này là do cô ta mua, đứng tên cô ta trên giấy tờ, vì vậy, căn nhà này thuộc về tài sản riêng của cô ta.
Không dừng lại ở đó, cô ta còn cho rằng khoản tiền 70 vạn NDT mà Tiểu Soái và cha của anh bỏ ra là khoản tiền mà họ tặng cho cô ta trong thời gian hai người yêu nhau, và cô ta có thể nhân nhượng mà trả lại cho họ 70 vạn NDT đó.
Ngược lại, Tiểu Soái cho rằng ngôi nhà là nơi mà anh đã có dự định sẽ cùng Tiểu Hồng chung sống sau khi hai người kết hôn, chính vì vậy anh mới góp tiền để mua nó. Anh cũng chưa từng nói sẽ tặng căn nhà này cho Tiểu Hồng. Việc Tiểu Hồng nói rằng ngôi nhà này thuộc về cô ta thật sự không thể chấp nhận được.
Sau cùng, do không đạt được thống nhất trong thỏa thuận liên quan đến phân chia khoản tiền bán nhà, hai người họ đã trở mặt với nhau và quyết định đem việc này giải quyết trước tòa. Tại tòa, các nút thắt được giải thích bằng pháp luật một cách rõ ràng:
1. Người sở hữu căn nhà mà Tiểu Hồng và Tiểu Soái đã mua trong thời gian chung sống là ai?
Theo Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc, “đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến những người chung sống với danh nghĩa vợ chồng mà không đăng ký kết hôn” đã nêu rõ, khi chấm dứt quan hệ chung sống thì thu nhập, tài sản mua được của các bên trong thời gian chung sống được coi là tài sản chung.
Trước khi mua nhà,Tiểu Soái và Tiểu Hồng đã cùng nhau vượt qua bao sóng gió, cùng nhau góp tiền mua nhà. Sau khi mua nhà, họ dọn về sống cùng nhau trong ngôi nhà này là một lẽ đương nhiên và bắt đầu cuộc sống chung vô cùng hạnh phúc. Mục đích của hai người mua căn nhà này là để tận hưởng hạnh phúc gia đình và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Điều đó có thể phản ánh rõ ràng căn nhà này chính là đứa con tinh thần của hai người, đồng thời cũng thỏa mãn họ những nhu cầu và phương tiện cần thiết trong cuộc sống chung.
Nói cách khác, mặc dù trên danh nghĩa thì chỉ có Tiểu Hồng đứng tên căn nhà nhưng để có thể sở hữu nó cũng như xét về mục đích sở hữu thì căn nhà là kết quả của sự đồng theo đuổi chung của cả hai người. Việc Tiểu Hồng đứng tên ngôi nhà không có nghĩa toàn bộ ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của cô ấy. Như vậy, ngôi nhà này là tài sản chung và cần được phân chia thông qua thương lượng
2. Số tiền 70 vạn NDT mà Tiểu Soái và cha anh ấy bỏ ra được coi là một món quà hay một khoản đầu tư?
1) Việc tặng cho phải được bên tặng cho lập thành văn bản để chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng một cách rõ ràng và được bên được tặng cho chấp nhận. Trong trường hợp này, khi phía Tiểu Soái thanh toán khoản tiền không hề thỏa thuận sẽ chuyển quyền sở hữu cho Tiểu Hồng, vì vậy 70 vạn NDT này không thể coi là quà tặng.
2) Hai người Tiểu Hồng và Tiểu Soái đã mua bất động sản chung, liên quan đến trường hợp hai người chung sống và cùng tham gia vào việc thanh toán khoản tiền mua nhà, điều này cho thấy bản chất của khoản thanh toán là để mua chung căn nhà. Như vậy việc coi 70 vạn NDT đó là quà tặng dành cho Tiểu Hồng là hoàn toàn không chính xác.Trong trường hợp khoản thanh toán là một món quà, thì hậu quả pháp lý là quyền sở hữu bất động sản sẽ thuộc về Tiểu Hồng.
3), Khi đệ đơn lên tòa, Tiểu Soái đã nói rõ rằng bản chất của khoản tiền mà anh bỏ ra là một khoản đầu tư vào việc mua nhà chung và Tiểu Hồng không đưa ra bất kỳ phản đối nào về điều này. Điều này cho thấy rằng cả hai bên đều có sự đồng thuận về bản chất của khoản thanh toán là một khoản đầu tư mua nhà chung chứ không phải là một món quà.
Sau khi xét xử vụ án, tòa án xác định rằng ngôi nhà được đề cập là tài sản chung của cả hai bên Tiểu Hồng và Tiểu Soái. Hơn nữa, do không có bất kỳ thỏa thuận nào giữa hai bên về số phần trăm tài sản nên tòa án đã yêu cầu Tiểu Hồng hoàn trả cho Tiểu Soái 48,68% trong số 5,3 triệu NDT thu được từ việc bán những ngôi nhà liên quan. Điều này đồng nghĩa với việc Tiểu Soái sẽ nhận được hơn 2,58 triệu NDT (tương đương 8,6 tỷ đồng) dựa trên sự góp vốn của cả hai bên.
Một số bình luận cho rằng, mối tình 10 năm nhưng không kết hôn, người phụ nữ này không chỉ mất cả thanh xuân mà còn bị ảnh hưởng sức khỏe thể chất! Khi chia tay lại chia đôi tài sản thì cũng có phần thiệt thòi.
Cũng có ý kiến cho rằng góp 70 vạn NDT mua nhà chung, 10 năm sau chia tay không cần chịu trách nhiệm gì, lại còn có lãi lớn thì quả thật là một món hời. Nhưng xét về tình thì có vẻ chưa thỏa đáng lắm