Cha mẹ không khoe con cái dù là thiên tài

Hầu hết các bậc cha mẹ Việt thường có thói quen khoe khoang con cái tài giỏi, hơn người ra sao. Thế nhưng với người Do Thái thì khác, dù con cái tài giỏi như thế nào họ cũng không bao giờ khoe khoang, thực tế là họ không thể để con cái vì sự tự mãn mà đánh mất đi tương lai của mình.

Chúng ta đều biết, người Do Thái có cách giáo dục đặc biệt với con cái. Từ nhỏ họ đã dạy con rèn luyện tính độc lập, tự suy nghĩ, không ngừng học hỏi, để chuẩn bị cho sự phát triển tương lai sau này. Sự coi trọng giáo dục và cách thức giáo dục con cái của cha mẹ Do Thái giúp cho trẻ từ nhỏ đã có kiến thức phong phú, vốn hiểu biết sâu rộng.

Những điều này đều giúp ích cho trẻ, trẻ sẽ đạt được những thành công trong tương lai. Ví như Sigmund Freud, Albert Einstein, Pablo Ruiz Picasso… đều là những vĩ nhân có cống hiến lớn cho thế giới, tất cả họ đều xuất thân trong gia đình Do Thái.

Khác với người Việt, vì sao người Do Thái không thích khoe con giỏi, cho dù chúng có là thiên tài?

Và có một điều đặc biệt trong cách dạy con cái của các bậc cha mẹ người Do Thái là không bao giờ khoe khoang con cái tài giỏi, cho dù chúng có là thần đồng đi chăng nữa.

Câu chuyện giấu con thần đồng của người cha Do Thái

Theodore von Kármán (sinh năm 1881) là nhà khoa học chuyên ngành khí động lực trong một gia đình Do Thái ở Hungary.

Từ lúc còn nhỏ, Kármán đã sớm bộc lộ trí thông minh. Khi lên 6 tuổi, cậu bé Kármán có thể tính nhẩm những phép nhân phức tạp nhanh hơn cả người anh trai mình làm tính trên giấy.

Người anh trai phát hiện ra tài năng của cậu, liền chạy đến nói với cha: “Cha ơi, Kármán có thể lập tức nói ra kết quả phép nhân ba số với nhau. Chúng ta hãy đưa em đến chỗ đông người biểu diễn, sau đó thu phí xem biểu diễn của họ”.

“Không, cha không thể làm vậy với em con” – Người cha từ chối.

“Tại sao? Tài năng này của em chắc chắn sẽ khiến nhiều người kinh ngạc, chúng ta sẽ kiếm được nhiều tiền” – Người anh tiếp tục thuyết phục cha.

Cha nói với cậu con trai cả: “Em con chỉ thông minh một chút thôi, nếu em con cứ sống trong sự ca tụng, sẽ không bao giờ học được cái mới nữa, cuối cùng chỉ có thể biến thành kẻ hiểu biết nửa vời, không có được thành công gì cả”.

Ngày hôm sau, cha dẫn Kármán đến nhà một tiến sĩ nọ theo học địa lí, lịch sử, văn học, đồng thời nói với Kármán, không được chơi trò chơi toán học nữa. Khi Kármán hơn 20 tuổi, cha mới cho phép cậu học lại toán học.

Nhiều năm sau, Kármán trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc trong ngành hàng không. Điều đáng quý là ông có một tinh thần nhân văn sâu sắc, mà sự giáo dục này đều được lĩnh hội từ cha ông.

Sau khi nhận bằng tiến sĩ, von Kármán dành bốn năm nghiên cứu cùng Prandtl về thuyết lớp biên và nguyên lý cánh máy bay. Năm 1913, von Kármán sang Đức làm giáo sư tại trường Đại học Aachen, và sau đó là giám đốc của Viện Khí động lực Aachen.

Năm 1930, ông sang Hoa Kỳ làm giám đốc Phòng thí nghiệm Khí động lực Guggenheim (GALCIT) tại Caltech, đưa GALCIT trở thành cơ quan nghiên cứu hàng đầu về tên lửa của Hoa Kỳ.

Năm 1932, von Kármán đã đưa ra dạng giản hoá quan trọng mô tả dòng khí chuyển động nhanh hơn tốc độ âm thanh (siêu thanh). Dạng phương trình này (Kármán-Moore) còn được ứng dụng cho đến ngày nay.

Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Đại tướng Arnold của Hoa Kỳ đã chọn Von Kármán là cố vấn khoa học cho Không lực Hoa Kỳ.

Sự thành công của Kármán một phần lớn là nhờ cách giáo dục tuyệt vời đến từ người cha. Chính sự coi trọng giáo dục và cách thức giáo dục con cái của cha mẹ Do Thái giúp cho trẻ từ nhỏ đã có kiến thức phong phú, vốn hiểu biết sâu rộng.

Giống như cha của Kármán, ông đã mời rất nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh vực đến dạy cho con, điều này rất thường gặp ở gia đình Do Thái. Họ luôn coi trọng giáo dục, thông qua giáo dục bồi dưỡng tài năng cho trẻ, giúp trẻ có một tương lai thành công.

“Con chỉ cần học giỏi là đủ, những việc còn lại để bố mẹ lo”, là câu nói khá quen thuộc với các bậc phụ huynh Việt Nam. Vì yêu con phụ huynh Việt Nam không nỡ để bàn tay nhỏ xinh của chúng dính bẩn, không nỡ chiếm dụng thời gian học tập quý báu của chúng vì sợ làm ảnh hưởng tới thành tích thi cử

Thế nhưng với người Do Thái thì khác, họ coi giáo dục sinh tồn là ưu tiên hàng đầu, với mong muốn sau này lớn lên mỗi đứa trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong gia đình Do Thái, cha mẹ đặc biệt coi trọng khả năng độc lập của trẻ. Họ không chỉ giao cho con làm việc nhà để nâng cao tính tự lập cho con, mà còn tận dụng cơ hội dạy con ý thức độc lập. Ví dụ, khi trẻ thử tự mặc quần áo, cha mẹ Do Thái sẽ hướng dẫn và cổ vũ trẻ.

Mục đích là để trẻ qua sự cố gắng của mình, hiểu được tầm quan trọng của tính độc lập, từ đó không dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ.

Đặc biệt, người Do Thái cho rằng, để trẻ thực sự học được cách độc lập, trước tiên cần tôn trọng trẻ. Vì thế, thông thường, cha mẹ sẽ để ý đến suy nghĩ của trẻ trước khi yêu cầu trẻ làm việc gì đó. Cha mẹ thường tôn trọng lựa chọn của trẻ, tích cực cổ vũ trẻ dựa vào khả năng của bản thân.

Related Posts

Hôn nhân ngỡ mật ngọt, vợ Bùi Tiến Dũng bất ngờ tố chồng là ‘Loại bố rẻ mạt, chưa bao giờ xứng đáng’ khiến dân tình hoang mang

Phía gia đình cả 2 đang lên tiếng và cho biết facebook của bã xã cầu thủ bị hack chứ không hề có tin đồn rạn nứt. …

7 lần mất con trong vô vọng, cặp vợ chồng Sài Gòn đau đớn định bỏ cuộc nào ngờ phép màu mang đến 2 bé cưng vào lúc không ngờ tới

Ám ảnh nhất với anh Thái Tiến Dũng, 43 tuổi, trong suốt 17 năm mỗi lần vợ mang thai, là câu “đình chỉ thai kỳ” của bác…

Cả đời bán rau, làm nông, cụ bà U80 ở Hà Tĩnh xây biệt thự 5.000 m2 kiến trúc châu Âu khiến dân làng choáng váng

Khỏi phải nói, căn biệt thự này vô cùng nổi bật so với những căn nhà xung quanh. Năm 2018, căn biệt thự rộng 5.000 m2 của…

Chuyển vùng đăng ký, người đàn ông ở Thanh Hóa bấm được biển số ngũ quý 8, trước đó từng bấm được biển ngũ quý 7

Sau khi làm thủ tục chuyển vùng từ Nam Định về Thanh Hoá, chủ sở hữu xe ô tô Toyota Camry đã bấm được biển “siêu đẹp”…

Độc lạ ‘Làng anh, làng em’ ở Thanh Hóa, hàng trăm năm không có người lấy nhau: Lỡ có yêu nhau cũng phải bỏ

Từ một hương ước về “làng anh, làng em”, trai gái giữa hai làng của hai xã ở Thanh Hóa suốt hàng trăm năm qua không lấy…

Người đàn bà côi cút 26 năm đạp xe nhặt ve chai, xin cơm thừa về nuôi đàn chó, mèo vô chủ trong căn nhà bên sông

Suốt 26 năm qua, bà Tuyết côi cút đạp xe nhặt ve chai, xin cơm thừa về nuôi đàn chó, mèo mà mình nhặt được. Bà Tuyết…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *