Khi bị gọi là “phụ huynh của học sinh xếp hạng cuối lớp”, người bố không ngần ngại đứng lên đáp trả thẳng thắn khiến nữ giáo viên phải cúi đầu xấu hổ.
Họp phụ huynh không chỉ là nỗi ám ảnh suốt thời đi học của học trò mà còn khiến nhiều ông bố, bà mẹ ái ngại nếu lỡ như con cái có thành tích kém hoặc không đủ ngoan ngoãn trong lớp. Trong buổi họp phụ huynh, cô giáo thường điểm danh những học sinh giỏi và cũng nhắc nhở, phê bình những học sinh chưa tốt. Mặc dù xuất phát từ mục đích giáo dục nhưng không ít người cho rằng đôi khi những buổi họp phụ huynh lại khiến không ít người rơi vào tình huống xấu hổ.
Điển hình như câu chuyện của một người đàn ông Trung Quốc trong buổi họp phụ huynh khiến nhiều người phải suy ngẫm. Được biết, ông bố tên Tiểu Vương, có cậu con trai 6 tuổi vừa vào lớp 1. Theo anh Tiểu Vương chia sẻ, con trai là một đứa trẻ chăm chỉ, cần cù, thường thức khuya để làm bài tập về nhà. Mặc dù vậy, thành tích của con trai anh Tiểu Vương luôn thấp hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa.
Anh Tiểu Vương rất buồn nhưng không thể quát mắng hay chỉ trích con vì anh chứng kiến cậu bé đã cố gắng hết sức. Ngoài ra, anh cũng hiểu rõ sức học và khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi người đều khác nhau nên không thể ép buộc hay so sánh con của mình với bất kỳ đứa trẻ nào khác. Anh chỉ cần con trai cố gắng, ngoan ngoãn và lương thiện là đủ.
Những buổi họp phụ huynh vô tình gây ám ảnh cho cả học sinh lẫn cha mẹ của chúng (Ảnh minh họa)
Thế nhưng, thực chất không phải ai cũng có suy nghĩ tiến bộ như anh Tiểu Vương. Sau khi kết thúc học kỳ I của năm học, cô giáo tổ chức buổi họp phụ huynh để tổng kết thành tích của lớp. Tất cả các phụ huynh đều được gọi tên đàng hoàng, nhưng đến lượt anh Tiểu Vương thì cô giáo lại gọi bằng biệt danh: “Mời phụ huynh của học sinh có điểm số kém nhất lớp lên phát biểu”.
Ngay lập tức, mọi ánh mắt của phụ huynh trong lớp đều đổ dồn về phía anh Tiểu Vương. Ban đầu, người bố tỏ ra bối rối nhưng sau đó, anh lấy lại bình tĩnh và thẳng thắn bày tỏ với cô giáo: “Tôi là phụ huynh của bé An An, con trai tôi dù là học sinh có thành tích kém trong mắt người khác nhưng thằng bé đã cố gắng hết sức, con tôi rất chăm chỉ, ngoan ngoãn và tôi cho rằng An An không phải một đứa trẻ hư”.
Thái độ của ông bố được ủng hộ hết mực (Ảnh minh họa)
Người bố tiếp tục: “Điều quan trọng nhất là tiêu chí đánh giá sự thành công của một người hay một đứa trẻ không nằm ở kết quả học tập, điểm số ở trường. Dù thành tích của An An không tốt nhưng con tôi luôn có năng khiếu về giao tiếp, tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa. Cuối cùng, tôi chỉ muốn nói là con trai tôi cũng có tên có họ, không phải ‘học sinh có điểm số kém nhất lớp’ như cô giáo đã gọi. Tôi xin cảm ơn mọi người đã lắng nghe”.
Thành tích học tập của trẻ không quyết định sự thành công
Theo nghiên cứu của một nhà Tâm lý học, Tiến sĩ người Philippines tên Irish Movido cho biết, chỉ số thông minh (IQ) chỉ chiếm 20% trong sự thành công của một người, còn 80% còn lại phụ thuộc vào trí tuệ cảm xúc (EQ).
Nói một cách dễ hiểu, thành tựu của một thiên tài không phải do trí thuệ quyết định mà còn có nhiều yếu tố khác tác động vào. Giống như một đứa trẻ có thành tích học tập kém khi ngồi trên ghế nhà trường chưa chắc sau này ra đời sẽ thất bại. Thậm chí, đôi khi việc đứa trẻ quá quy tắc, khuôn sáo sẽ biến thành điểm yếu khi trưởng thành.
“Cuộc sống không có bất kỳ quy tắc nào, những đứa trẻ thành công không phải học sinh xuất sắc mà là những đứa trẻ biết sáng tạo, đổi mới và vượt qua những rào cản của bản thân và xã hội”, bà Movido cho biết.
Trải qua nhiều lần khảo sát, các nhà tâm lý học cũng cho rằng, nếu chỉ dùng thành tích học tập để tuyển chọn những đứa trẻ ưu tú thì có đến 70% những đứa trẻ có năng lực sáng tạo, tư duy đổi mới không có cơ hội được lựa chọn.