Liên Cục đã xác thực thành công hơn 31,3 triệu bản ghi GPLX với dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm hệ thống định danh tự động tra cứu để hiển thị lên ứng dụng VNeID cho công dân.

Tích hợp giấy phép lái xe điện tử cho người dân

Hiện vẫn còn khoảng 20 triệu bản ghi GPLX, chủ yếu là GPLX mô tô chưa thể đồng bộ. Lý do là những GPLX này đều bằng vật liệu giấy bìa, được cấp từ trước năm 1995 đến tháng 7/2013, trên giấy phép chỉ ghi năm sinh, không đầy đủ ngày, tháng sinh của công dân.


Empty
Do đó, để thực hiện tích hợp GPLX vào VNeID thì điều đầu tiên cần làm là chuyển đổi GPLX từ bản giấy sang thẻ nhựa (PET). Cục Đường bộ Việt Nam cũng cho biết, người dân có thể thực hiện thủ tục đổi GPLX tại nhà bằng cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hoàn toàn trên môi trường mạng, không cần phải đến đơn vị có thẩm quyền như trước đây.

Một số trường hợp người dân đã tích hợp thành công GPLX vào VNeID, nhưng khi tham gia giao thông, lực lượng CSGT vẫn yêu cầu xuất trình GPLX để kiểm soát do… chưa có văn bản hướng dẫn thực thi.

Cũng theo Điều 18 Thông tư số 32/2023/TT-BCA, ngay cả khi đã áp dụng kiểm tra giấy tờ xe trên VNeID, người dân vẫn phải xuất trình giấy tờ gốc trong các trường hợp: tài khoản định danh điện tử có dấu hiệu làm giả; vi phạm giao thông thuộc trường hợp phải tạm giữ, tước quyền sử dụng, thu hồi, tịch thu giấy tờ hoặc các trường hợp vi phạm cần phải xác minh về giấy tờ.

Quyền lợi cho người dân mua bảo hiểm xe

Cụ thể, bảo hiểm xe máy sẽ đền bù đối với người đi đường nếu như xảy ra tai nạn mà gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong trường hợp mà xe hỏng từ 75% trở lên thì bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ số tiền.

Ngoài ra bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường tiền bạc về thân thể, tính mạng cũng như phương tiện cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe. Chi trả bồi thường bằng tiền các thiệt hại về thân thể của những người đang ngồi cùng trên xe máy của chủ xe khi lưu thông trên đường.


Empty
Khi CSGT kiểm tra giấy tờ thì chủ xe hạn chế bị xử phạt bởi bảo hiểm trách nhiệm dân sự là giấy tờ cần thiết và bắt buộc khi tham gia giao thông.

Theo thông tư 04/2021/TT-BTC: Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 50 triệu đồng/vụ tai nạn.

Đối với bảo hiểm xe máy tự nguyện, quyền lợi chủ xe nhận được phụ thuộc vào nội dung hợp đồng, thỏa thuận giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Người mua có thể lựa chọn bảo hiểm cho chủ xe hoặc bảo hiểm cho chính chiếc xe…