Chu Phương, 30 tuổi, ở Trung Quốc từ sinh viên cao đẳng trở thành tiến sĩ Đại học Harvard nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ, không chịu khuất phục trước số phận.
Chu Phương sinh năm 1992, xuất thân trong một gia đình nông thôn nghèo ở Từ Châu, tỉnh Giang Châu, Trung Quốc. Cô mô côi mẹ từ năm 3 tuổi. Do không vượt qua cú sốc vợ mất, nên bố Chu Phương đã bỏ nhà đi, để lại cô cho ông bà ngoại nuôi.
Vượt qua nghịch cảnh
6 tuổi, Chu Phương mới đi học mẫu giáo. Những năm đầu cấp 1, Chu Phương thường bị điểm thấp. Lúc đó, bà ngoại đã mời những bạn cùng lớp có thành tích học tốt đến nhà hướng dẫn, học cùng Chu Phương. Đến năm lớp 3, điểm số của cô dẫn đầu lớp, thậm chí có kỳ còn đứng đầu trường.
Mỗi ngày, ông bà ngoại cho Chu Phương 50 xu tiêu vặt. Thay vì ăn quà, cô tích cóp tiền để mua sách. Nhờ việc đọc nhiều sách nên Chu Phương có kiến thức sâu rộng. Cô tham dự kỳ thi Olympic Toán, sáng tác Văn học khi còn là học sinh tiểu học và giành được giải thưởng.
“Mất mát lớn nhất của tôi là mất cả bố lẫn mẹ. Nhưng chính việc đọc sách đã giúp tôi bước vào thế giới mới – thế giới của tri thức, khiến tôi quên đi buồn phiền”, cô tâm sự.
Chu Phương từ sinh viên cao đẳng trở thành nghiên cứu sinh Đại học Harvard.
Lên cấp 2, Chu Phương học trên thành phố. Dù được nhà trường trao học bổng miễn phí, nhưng chi phí ăn ở tại thành phố đối với gia đình cô cũng khó khăn. Gia cảnh ngặt nghèo, nhưng ông bà ngoại vẫn quyết định để cô lên thành phố học tập.
Bi kịch ập đến
Trước vài ngày khai giảng lên cấp 2, Chu Phương cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi. Cô đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị thiếu máu, mắt lồi hơn so với người bình thường nên phải nhập viện phẫu thuật.
Nhưng Chu Phương từ chối làm phẫu thuật vì gia đình không tiền đủ chi trả. Để nuôi cô ăn học, ông bà ngoại đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn phải lao động vất vả.
Chu Phương và ông bà ngoại
Trong 3 năm cấp 2, Chu Phương đạt được thành tích học tập tốt. Thi lên cấp 3, Chu Phương đạt hơn 60 điểm, đứng thứ 2 thành phố. Do đó, cô được nhận vào lớp thực nghiệm của trường.
Về sau, bệnh thiếu máu của Chu Phương càng nặng, khiến cô bị mất tập trung, hay ngủ gật trong lớp. Sự ảnh hưởng về thể chất khiến Chu Phương suy nghĩ tiêu cực. Cô nghĩ đến việc bỏ cuộc, không muốn học tập và cho rằng: “Đỗ đại học cũng không có tiền đóng, ra trường cũng không có tiền xin việc”.
Đến kỳ thi đại học (Cao khảo), Chu Phương không ôn luyện, nên bị trượt. Lúc này, cô mới cảm thấy hối hận. Khi được mọi người khuyên tập trung ôn thi lại, cô cho biết: “Tại sao tôi phải làm lại một lần nữa, trong khi người khác chỉ làm một lần”.
Trong một lần tham gia tình nguyện, Chu Phương biết đến ngành Y khoa của một trường cao đẳng cấp học bổng cho sinh viên. Cô tham gia xét tuyển, may mắn có cơ hội trúng vào trường.
Sau khi tìm hiểu kiến thức Y học, cô đã biết cách tự điều trị bệnh thiếu máu cho mình. Lúc này, Chu Phương nhận ra ý nghĩa của ngành y là chữa bệnh cứu người. Nhờ đó, cô khao khát học lên bác sĩ với mong muốn cứu sống được nhiều bệnh nhân.
Chu Phương mất 2 năm để liên thông từ cao đẳng lên đại học. Cô vừa đi học vừa đi làm để có tiền trang trải học phí.
Lần thứ 2, Chu Phương rơi vào tuyệt vọng là khi cô nhận ra không thể trở thành bác sĩ phẫu thuật do thị lực kém. Lấy lại tinh thần, cô rẽ hướng sang học nội khoa. Lần này, Chu Phương chăm chỉ ôn thi đại học. Kết quả, trong kỳ thi đại học năm 2017, Chu Phương đỗ vào ngành Y của Đại học Đông Nam.
Sau khi vào Đại học Đông Nam, Chu Phương gặp được những giảng viên tâm huyết, nhiệt tình. Dưới sự hỗ trợ của các giảng viên, cô được xuất bản một số bài trên tạp chí khoa học SCI, nhận bằng sáng chế cấp quốc gia… Không chỉ hoàn thành chương trình đại học, cô còn tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc.
Tiến sĩ Đại học Harvard
Sau khi có bằng thạc sĩ, Chu Phương đăng ký chương trình liên kết đào tạo tiến sĩ ở Đại học Harvard. Để vượt qua vòng sơ tuyển, cô phải viết thư gửi đến Mayi Clinic – tập đoàn Y khoa hàng đầu thế giới, trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh nhiều vòng.
Trong hơn 1 tháng, cô liên tục tham gia nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau. Cuối cùng, Chu Phương nhận được giấy báo nhập học hệ tiến sĩ của Đại học Harvard.
Chu Phương trở thành nghiên cứu sinh của Đại học Harvard ở tuổi 30.
Ở tuổi 30, Chu Phương vẫn chăm chỉ học tập. Cô tập trung nghiên cứu về cách điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính cùng nhiều căn bệnh khác.
Để có được thành quả này, Chu Phương biết ơn ông bà ngoại đã hy sinh để nuôi dạy cô khôn lớn. Ông bà ngoại Chu Phương không có phương pháp giáo dục khoa học nhưng đã thành công đào tạo cô từ một đứa trẻ nghèo khó đến trở thành nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard.
News
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 CHÍNH THỨC
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Trong đó: – Ngày 26/6/2024: làm thủ tục…
Toàn bộ bảng lương chi tiết nhất của giáo viên từ 1/7/2024: Mức lương cao nhất của thầy cô cụ thể là bao nhiêu?
Toàn bộ bảng lương mới từ 01/7/2024 của giáo viên sẽ thay đổi. Vậy mức lương thấp nhất, cao nhất ra sao? Tham khảo ngay toàn bộ…
Nam sinh chuyên Văn nhưng chọn Sư phạm Toán: Từng nghĩ sẽ bỏ cuộc rồi thành Á khoa, đưa lời khuyên “vàng” về chọn ngành
Xuất phát điểm là học sinh chuyên Văn của Trường THPT Chu Văn An nhưng lại tốt nghiệp Á khoa ngành Sư phạm Toán (dạy bằng Tiếng Anh),…
Từ 1/7/2024: Hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng?
Dư luận đang lan truyền thông tin hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024 khiến các…
2 bảng lương mới của giáo viên từ 1/7/2024: Các khoản phụ cấp chiếm 30%
Khi cải cách tiền lương thì 02 bảng lương mới của giáo viên là viên chức sẽ thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương so…
Lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách: Thêm 2 khoản phụ cấp mới, lương cụ thể là bao nhiêu?
Hai khoản phụ cấp mới trong lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách không chỉ giúp tạo ra một hệ thống phụ cấp linh hoạt và…
End of content
No more pages to load