Tư duy của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến cách dạy dỗ và phát triển nhân cách của trẻ. Một đứa trẻ lớn lên, khỏe mạnh, thành công và phát triển bản thân theo hướng mong muốn đều cần có bí kíp. Dưới đây là một vài điều cha mẹ không nên phạm phải và mau chóng thay đổi để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất trong hành trình nuôi dạy con.

Cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao vào con cái

Kỳ vọng vào con là tốt, nhưng cha mẹ kỳ vọng vào con quá nhiều sẽ gia tăng áp lực cho trẻ. Nhiều phụ huynh cho rằng phương pháp này sẽ khiến con cố gắng nhiều hơn, nhưng thực tế, con chỉ cảm thấy và căng thẳng, lo sợ không đáp ứng được kỳ vọng như cha mẹ mình mong muốn.

Kỳ vọng vào con sao cho hiệu quả?

Khi con không đạt được thành tích như các bạn đồng trang lứa, cha mẹ thường tỏ ra thất vọng và liên tục so sánh con mình với con người khác. Điều này mang lại cảm giác tự ti cho con, con cảm thấy mình vô dụng, sống thu mình lại và từ đó xa cách với cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ thay vì đặt kỳ vọng quá cao vào con, hãy khuyến khích, động viên và tiếp thêm sự tự tin để con phát huy điểm mạnh của mình.

Làm cha mẹ thông thái, nhất định phải cho con tự do tuyệt đối trong vấn đề này

Cha mẹ không tương tác, trở thành bạn của con mỗi ngày

Trong xã hội hiện đại với nhịp sống ngày càng hối hả, nhiều bậc cha mẹ bận rộn với công việc, việc nhà, hầu như không có thời gian rảnh rỗi dành để nói chuyện với con. Việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái cũng trở nên xa xỉ. Công việc dù có bận rộn như thế nào, cha mẹ cũng nên nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của con, dành thời gian trò chuyện và bày tỏ tình yêu thương với con nhiều hơn, để chúng không cảm thấy cô đơn. Xét đến cùng, cha mẹ là người bạn đầu tiên thân thiết nhất cũng như người mà con tin tưởng nhất.

Chơi với con: “Bài học” không phải bố mẹ nào cũng hiểu!

Nếu cha mẹ ly hôn, trẻ có ở với cha hay mẹ, thì khi ở bên cạnh con, cha và mẹ cũng nên tương tác nhiều hơn với đối phương, để trẻ không tổn thương tâm lý vì biến cố gia đình. Trong những giai đoạn học tập quan trọng như thi cử, kiểm tra, những cuộc đối thoại giữa cha mẹ với trẻ không chỉ giới hạn trong việc học, mà hãy dành những câu động viên, yêu thương để trẻ cảm thấy rằng cha mẹ luôn bên cạnh chúng vượt qua giai đoạn áp lực này. Có thể nói, cha mẹ là người tạo lòng tin cho con qua những cuộc trò chuyện thân mật. Nếu không có sự tin tưởng thì cảm giác được an toàn của trẻ tất nhiên cũng không còn.

Tại sao cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh

Luôn quát mắng, dọa nạt và khiến trẻ sợ hãi

Giáo dục sai cách chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến cảm giác được an toàn của trẻ. Khi con không vâng lời, cha mẹ thường dùng những phương pháp đe dọa, quát mắng để giáo dục con, vì những cách này thường mang lại hiệu quả ngay lập tức.

Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi được hiểu như thế nào?

Việc dỗ dành bằng những lời “nói dối” hay đe dọa là những cách thường xuyên được áp dụng để trẻ vâng lời. Phụ huynh không nên nghĩ rằng phương pháp giáo dục theo kiểu quát mắng, đe dọa có thể giúp con rèn luyện tính tự lập, dũng cảm. Thực tế, kiểu giáo dục này dễ khiến trẻ cảm thấy bất an, vô cùng có hại cho sự phát triển tâm lý của trẻ.

Cha mẹ không nên mắng trẻ vào thời điểm này kẻo phản tác dụng

Cảm giác được an toàn là nhu cầu tâm lý quan trọng, là yếu tố cơ bản hình thành nên nhân cách của trẻ khi lớn lên. Biểu hiện của một đứa trẻ mất đi cảm giác được an toàn chính là luôn cảm thấy tự ti và lo lắng, cảm xúc tiêu cực thường xuyên xuất hiện trong suy nghĩ của chúng. Đối với những đứa trẻ đang tuổi lớn, một khi mất đi cảm giác được an toàn, có thể ảnh hưởng tâm lý đến suốt đời.