Nhờ phương pháp học tập có một không hai, Hoàng Tuấn đã trở thành thủ khoa đầu ra trường Điện – điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022.
Bùi Hoàng Tuấn (sinh năm 1998, quê Hà Tĩnh) tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội với điểm GPA 3.71/4.0 (trong đó có tới 43/60 môn học đạt điểm A). Ngoài ra, 9x còn thành thạo 3 ngoại ngữ là Anh, Nhật và Thái Lan.
5 năm trước, lần đầu tiên đặt chân đến Đại học Bách Khoa, Tuấn được biết đến thông tin hàng năm có tới 700-800 sinh viên phải thôi học do không đáp ứng được yêu cầu. Thay vì lo lắng, nam sinh đã vạch cho bản thân một lộ trình cụ thể và sáng tạo ra phương pháp học để không bị lọt vào “danh sách đen”.
Tuấn tự sáng tạo hai phương pháp học tập là 2-1-2 và 1-0-0. (Ảnh: Hoài Anh)
Chủ Nhật hàng tuần, Tuấn lên kế hoạch học tập cho tuần tới bằng bảng Excel. Theo thứ tự, các ô trong bảng Excel lần lượt là thời gian học cố định trên lớp, thời gian học tại nhà, thời gian tham gia các hoạt động ngoại khoá,… Trong đó, một vài ô được em bỏ trống, dành cho những việc đột xuất hoặc thời gian nghỉ ngơi.
Mỗi người có một khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau, vậy nên thay vì mất thời gian tìm tòi cách học tối ưu, Tuấn tự nghĩ ra phương pháp học cho chính mình. 9x áp dụng hai phương pháp học 2-1-2 và 1-0-0.
Về 2-1-2, đây là phương pháp dùng để học và ghi nhớ kiến thức lâu dài. Số 2 có nghĩa là khi học kiến thức mới, trong tuần đầu tiên Tuấn sẽ ôn lại ít nhất hai lần. Số 1 tiếp theo là trong tuần tới, nam sinh sẽ ôn lại kiến thức đó một lần. Số 2 cuối cùng là trong tháng đó, Tuấn phải ôn lại ít nhất hai lần.
Phương pháp thứ hai – phương pháp 1-0-0, Tuấn dùng để ôn luyện trong thời gian ngắn hạn, phù hợp cho các môn tư duy, thiên về tính toán hay có nhiều số liệu. Số 1 là khi mở đề bài, Tuấn đọc ngay đáp án mà không cần thời gian suy nghĩ. Số 0 tiếp theo là Tuấn sẽ xem lại đề bài rồi tự giải mà không nhìn đáp án. Còn số 0 cuối cùng là không nhìn vào đề và đáp án, tự nhớ đề và tự giải đề.
Hai phương pháp này không chỉ áp dụng cho các môn học tại Đại học Bách khoa Hà Nội mà Tuấn còn dùng vào quá trình học ngoại ngữ. Nhờ đó, nam sinh có thể học tốt và thành thạo ba ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Thái Lan. Trong một tuần, em có thể học thuộc hơn 200 từ mới tiếng Nhật và gần 300 từ mới tiếng Anh. Tuấn hiện có trong tay chứng chỉ IELTS 7.5 và chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N2.
“Nhờ kiên trì duy trì 2 phương pháp này mà em có được thành tích như ngày hôm nay”, Tuấn nói.
Tuấn nhận bằng tốt nghiệp tại lễ tốt nghiệp đại học. (Ảnh: NVCC)
Tuấn cùng bố, mẹ tại lễ trao thưởng sinh viên 5 tốt cấp Trung ương. (Ảnh: NVCC)
Dù khối lượng kiến thức đào tạo của trường kỹ thuật hàng đầu Việt Nam khá nặng, song Tuấn vẫn dành thời gian tham gia các cuộc thi và hoạt động ngoại khoá. Tuấn đạt được nhiều giải thưởng như Giải Nhất môn Thí nghiệm Kỳ thi Olympic Vật lý sinh viên Toàn quốc, Giải Nhất Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường, Top 30 vòng thi Starlight Round – cuộc thi Star Award 2021.
Tuấn tích cực trau dồi kỹ năng mềm bằng việc tham gia hoạt động ngoại khóa. Năm 2020, Tuấn tham gia cuộc thi Mr & Mrs BK – cuộc thi tài năng và sắc đẹp dành cho tất cả sinh viên Bách khoa Hà Nội. Ngoài ra, chàng trai sinh năm 1998 còn ghi tên tại cuộc thi Tiếng hát sinh viên Bách khoa, giải chạy sinh viên ngành kỹ thuật mở rộng và chương trình “Mùa đông ấm 2020” tại Phú Thọ… Trong nhiều năm liền, Tuấn đều đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp trường, cấp thành phố và cấp Trung ương.
Năm 4 đại học, Tuấn được công ty afterFIT tại Nhật Bản “săn đón” và đào tạo. Tháng 8 tới, tân thủ khoa sẽ sang Nhật Bản để tham gia kỳ thi Kỹ sư điện trưởng của công ty này, sau đó Tuấn có ý định sinh sống và làm việc tại đây.
Tuấn tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá trong 5 năm đại học. (Ảnh: NVCC)
Ths. Đậu Phan Ngọc Bích – giảng viên cao cấp ngôn ngữ Nhật nhận xét Tuấn là một sinh viên xuất sắc, luôn tìm hiểu và có khả năng tiếp thu nhanh. Ngoài ra Tuấn còn tự mình tìm hiểu sâu hơn sau mỗi bài giảng, và chủ động đặt câu hỏi, tìm tòi những kiến thức mới. Chàng trai Hà Tĩnh luôn cố gắng vận dụng những kiến thức đã học trong tất cả các tình huống, điều này khiến kiến thức được ghi nhớ sâu, và ứng dụng linh hoạt.
“Nhiều bạn sinh viên học ngoại ngữ, thường bị vấn đề tâm lý ngại sai, nên không dám nói, dẫn đến khó phát huy khả năng giao tiếp. Tuấn luôn là người không ngại khó, không sợ phát biểu sai, sẵn sàng thử thách nên những kiến thức luôn được phát huy tối đa. Ngoài ra, Tuấn luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn cùng lớp, và các em sinh viên khóa dưới”, cô Bích chia sẻ.
News
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 CHÍNH THỨC
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Trong đó: – Ngày 26/6/2024: làm thủ tục…
Toàn bộ bảng lương chi tiết nhất của giáo viên từ 1/7/2024: Mức lương cao nhất của thầy cô cụ thể là bao nhiêu?
Toàn bộ bảng lương mới từ 01/7/2024 của giáo viên sẽ thay đổi. Vậy mức lương thấp nhất, cao nhất ra sao? Tham khảo ngay toàn bộ…
Nam sinh chuyên Văn nhưng chọn Sư phạm Toán: Từng nghĩ sẽ bỏ cuộc rồi thành Á khoa, đưa lời khuyên “vàng” về chọn ngành
Xuất phát điểm là học sinh chuyên Văn của Trường THPT Chu Văn An nhưng lại tốt nghiệp Á khoa ngành Sư phạm Toán (dạy bằng Tiếng Anh),…
Từ 1/7/2024: Hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng?
Dư luận đang lan truyền thông tin hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024 khiến các…
2 bảng lương mới của giáo viên từ 1/7/2024: Các khoản phụ cấp chiếm 30%
Khi cải cách tiền lương thì 02 bảng lương mới của giáo viên là viên chức sẽ thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương so…
Lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách: Thêm 2 khoản phụ cấp mới, lương cụ thể là bao nhiêu?
Hai khoản phụ cấp mới trong lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách không chỉ giúp tạo ra một hệ thống phụ cấp linh hoạt và…
End of content
No more pages to load