Nhiều người không khỏi ngưỡng mộ khi nhắc đến thành tích học tập xuất sắc của nam sinh này nhưng bất ngờ nhất khi biết cậu bạn quyết định chọn chuyên Lý mặc dù học siêu giỏi môn Toán.
Những ngày qua, mạng xã hội rầm rộ truyền tay nhau hàng loạt thành tích xuất sắc của “con nhà người ta” trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội. Học sinh đỗ trường chuyên, lớp chọn, Thủ khoa, Á khoa hầu hết các trường top đầu ở Việt Nam dần dần được lộ diện. Bên cạnh dàn Thủ khoa có số điểm nổi bật, câu chuyện về nam sinh đỗ cùng lúc 6 lớp chuyên của một số ngôi trường nổi đình nổi đám ở Hà Nội như THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam; THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội); THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội; THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) đang chiếm spotlight mạnh mẽ, thu hút đông đảo sự quan tâm chú ý từ dân cộng đồng mạng.
Nam sinh đỗ cùng lúc 6 lớp chuyên ở Hà Nội. (Ảnh: NVCC)
Theo đó, cậu bạn Nguyễn Đức Hiệp, 15 tuổi, học sinh lớp 9A6, trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội đã đỗ vào 6 lớp tại 4 trường chuyên với thành tích vô cùng xuất sắc: Thủ khoa Toán – Tin trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội); Á khoa Toán trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội; Top 4 Lý trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội); Đỗ vào lớp Toán trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam; Đỗ vào lớp Lý trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam; Đỗ vào lớp Anh, Pháp trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Sau khi cân nhắc kỹ càng, Đức Hiệp đã quyết định lựa chọn khối chuyên Lý của THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam để theo học.Nam sinh cho hay trong quá trình ôn thi thường xuyên tranh thủ thời gian tại lớp, dành thời gian tự học, nghiên cứu chuyên sâu; học theo chuyên đề. Thay đổi thời gian biểu học: ngủ sớm, dậy sớm để giữ sức khoẻ, học minh mẫn, hiệu quả; có cách ghi nhớ, hệ thống hoá kiến thức, tránh học tủ, học lệch; rà soát những phần còn yếu, giảm áp lực, tăng tốc và về đích.
Cậu bạn còn xuất sắc trở thành Thủ khoa Toán – Tin trường THPT chuyên Khoa học Tự Nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội); Á khoa Toán trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: NVCC)
“Mình chuẩn bị cho kỳ thi từ sớm, nên đã khá hoàn thiện kiến thức, khoảng thời gian sau đó mình bắt đầu tập trung luyện đề, còn yếu phần nào thì bổ sung, ôn tập thêm. Tháng cuối là giai đoạn tổng ôn, mình tổng hợp, hệ thống hoá lại kiến thức và giữ sức khoẻ, tinh thần hướng tới kỳ thi. Một ngày thông thường mình học tại trường, tranh thủ hoàn thiện bài tập trên lớp, ngoài những lớp bồi dưỡng kiến thức, mình dành thời gian tự học, nghiên cứu sâu chuyên đề. Bí quyết lớn nhất của mình là sự quyết tâm”, Hiệp bày tỏ.
Nam sinh dành khá nhiều thời gian tập trung cho các môn học, xây dựng chiến lược ôn thi hiệu quả, đúc kết kinh nghiệm từ các lần thi thất bại trước đó, phân bổ thời gian để học kiến thức và luyện dạng bài liên quan. Bởi mỗi kỳ thi có một phong cách ra đề khác nhau, đòi hỏi sự ôn luyện để phản xạ tốt nhất trong phòng thi. Đức Hiệp chia sẻ từng gặp một số khó khăn về vấn đề thời gian, với nhiều bạn ba tháng nghỉ dịch là một bất lợi, nhưng cậu bạn đã biến khoảng thời gian đó trở thành lợi thế cho việc ôn luyện, nam sinh thường dành từ 4-5 tiếng để tự học ở nhà.
Hiệp cho biết: “Gia đình, thầy cô, bạn bè luôn động viên, tạo điều kiện nên mình không áp lực, đặc biệt cô giáo chủ nhiệm đã truyền cảm hứng cũng như uốn nắn mình rất nhiều. Mình cố gắng cân đối giữa lịch học trên trường và học thêm, lịch học ấy có thể nhiều với người này, ít với người kia nhưng phù hợp với bản thân mình, phát huy được sự hiệu quả. Dù học ở đâu, lớp học nào khi đã tham gia đều cần sự chỉn chu, tự ôn tập thì mới thành công được.”
Chia sẻ về việc lựa chọn chuyên Lý trong khi học siêu giỏi Toán, Hiệp nói: “Mìnhcũng đã theo Toán được khá lâu, mình cảm nhận khả năng “bật” và giành thêm những thành tích của Toán không còn được như ý mình mong muốn nên quyết định lựa chọn Vật lý. Đây cũng là một đam mê rất lớn của mình, để tìm kiếm thêm cơ hội khẳng định bản thân, làm những điều mới mẻ, thử thách hơn. Mình mong muốn THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam sẽ giúp mình cân bằng giữa việc học và tham gia các hoạt động khác. Mình là người khá ưu tiên việc rèn luyện kỹ năng, phát triển toàn diện, do đó hy vọng vào Ams sẽ phát huy được thế mạnh của mình.”
Trước đó, Đức Hiệp đã gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc ở các cuộc thi Toán quốc tế, khu vực châu Á Thái Bình Dương, các kỳ thi quốc gia quy mô lớn nhỏ, điểm trung bình luôn đạt ngưỡng 9,6-9,7. Trong kỳ thi Toán và Khoa học Quốc tế IMSO 2015 tổ chức tại Thái Lan, Hiệp là thành viên nhỏ tuổi nhất tham dự, trải nghiệm đó giúp nam sinh tự đánh giá bản thân, học hỏi nhiều kiến thức hơn.
Nam sinh gây ấn tượng khi nhiều năm giữ chức cán bộ lớp, 7 năm liên tục là lớp trưởng và 2 năm là lớp phó. Hiệp cho biết vì việc học khá nặng nên cậu bạn giảm bớt nhiều hoạt động ngoại khoá, vậy nên sắp tới Hiệp muốn quay trở lại và cân bằng các kỹ năng mềm, tiếp tục trau dồi tiếng Anh, nuôi giấc mơ du học sau khi tốt nghiệp cấp 3. Ngoài ra, nam sinh còn có thể chơi đàn và yêu thích một số môn thể thao rèn luyện sức khoẻ.
Profile đáng ngưỡng mộ của nam sinh Nguyễn Đức Hiệp, học sinh lớp 9A6, trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội:
– Lớp 6: HCV thi Toán Quốc tế IMAS, HCB thi Toán châu Á Thái Bình Dương APMOPS 2017, điểm trung bình 9,6
– Lớp 7: Điểm trung bình 9,6
– Lớp 8: Giải Nhất Toán Tiếng Anh HOMC quận, HCV (thủ khoa) kỳ thi Toán Hà Nội mở rộng 2019, điểm trung bình 9,7
– Lớp 9: HCB kỳ thi Toán tuổi thơ Toàn quốc, Giải Nhì HSG Toán Quận, Giải Nhì HSG Toán Thành phố, điểm trung bình 9,7
– Thủ khoa Toán – Tin trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội)
– Á khoa Toán trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội
– Top 4 Lý trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội)
– Đỗ vào lớp Toán trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
– Đỗ vào lớp Lý trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
– Đỗ vào lớp Anh, Pháp trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
News
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 CHÍNH THỨC
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Trong đó: – Ngày 26/6/2024: làm thủ tục…
Toàn bộ bảng lương chi tiết nhất của giáo viên từ 1/7/2024: Mức lương cao nhất của thầy cô cụ thể là bao nhiêu?
Toàn bộ bảng lương mới từ 01/7/2024 của giáo viên sẽ thay đổi. Vậy mức lương thấp nhất, cao nhất ra sao? Tham khảo ngay toàn bộ…
Nam sinh chuyên Văn nhưng chọn Sư phạm Toán: Từng nghĩ sẽ bỏ cuộc rồi thành Á khoa, đưa lời khuyên “vàng” về chọn ngành
Xuất phát điểm là học sinh chuyên Văn của Trường THPT Chu Văn An nhưng lại tốt nghiệp Á khoa ngành Sư phạm Toán (dạy bằng Tiếng Anh),…
Từ 1/7/2024: Hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng?
Dư luận đang lan truyền thông tin hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024 khiến các…
2 bảng lương mới của giáo viên từ 1/7/2024: Các khoản phụ cấp chiếm 30%
Khi cải cách tiền lương thì 02 bảng lương mới của giáo viên là viên chức sẽ thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương so…
Lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách: Thêm 2 khoản phụ cấp mới, lương cụ thể là bao nhiêu?
Hai khoản phụ cấp mới trong lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách không chỉ giúp tạo ra một hệ thống phụ cấp linh hoạt và…
End of content
No more pages to load