Hiểu về luật nhân quả sẽ giúp mỗi người soi lại chính mình và sống hướng thiện.

Theo lời Phật dạy, tội ác nếu như chưa trả ở kiếp này, sẽ phải trả ở kiếp sau. Nhân quả có thể đến muộn nhưng không phải không đến, nên nhiều người thường lầm tưởng nó không hề tồn tại.

Bài 12 – Nhân quả - Nghiệp báo trong Đạo Phật, làm lành tự được phước

Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian, được gọi là : hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là kết quả thể hiện ngay tại kiếp này, có thể trong một ngày, một tháng, một năm hoặc có thể trong những năm sau đó nhưng là của đời này. Sanh báo là kết quả trả ở kiếp sau, khi người đó sống trong hình hài mới. Hậu báo là khi mình làm điều lành hay dữ ở kiếp này nhưng kết quả không trả ở ngay kiếp này, cũng không trả ở kiếp sau mà trả ở nhiều kiếp sau đó, vì duyên chưa đủ.

Hành Trì Phật Pháp Là Gì?

Bởi luật nhân quả rất linh thiêng và không chừa một ai nên nếu không bị trừng phạt ở kiếp này thì kiếp sau sẽ gặp quả báo nặng hơn. Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như chúng ta đang đói, chỉ cần ăn vào một thứ gì đó thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát trong hiện tại, ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm tốt hay xấu.

Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ, khi nhận được một thông tin tốt đẹp có lợi cho mình, thì lập tức ta có thái độ hoan hỷ vui vẻ, lạc quan. Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay khi ấy chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, buồn phiền, bực bội và có thể nóng nảy với những người khác.

Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật. Trên thế gian này với nhiều thể chế chính trị và rất nhiều tôn giáo đều lý giải nhân quả theo cách riêng của mình, đa số đều nghiêng về có một đấng tối cao ban phước giáng họa.

Chân lý Phật giáo là gì?

Tuy nhiên theo quan điểm của đạo Phật, luật nhân quả báo ứng là nền tảng sống của muôn loài vật, không ai có thể tách rời luật nhân quả mà tồn tại. Cho nên Phật giáo, đối với “nhân quả báo ứng“, có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt, Phật dạy chính chúng ta là chủ nhân của bao điều họa phúc, mình làm lành được hưởng phước tốt đẹp, làm ác chịu quả khổ đau.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo tốt đẹp, còn làm các điều xấu xa tội lỗi bị quả báo khổ đau. Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo tương xứng khác nhau. Ai làm mười điều ác, sau khi chết chắc chắn phải thọ khổ trong địa ngục, còn tạo nghiệp ác nhẹ hơn, sẽ bị tái sinh vào loài quỷ đói và các loài súc vật để chịu khổ báo.

Luật Nhân quả ở đời không bỏ sót bất kỳ ai

Sau khi thọ hết tất cả thống khổ trong các đường này rồi, sẽ được chuyển sinh trở lại làm người, mà làm người thấp kém và tiếp tục bị thọ các quả báo xấu còn xót lại. Để cho chúng ta có đủ niềm tin về nhân quả, xin mời tất cả quý vị cùng nghe bài kinh triết lý sâu sắc về tội lỗi, bởi gieo nghiệp xấu ác. Tiến trình diễn biến từ nhân đến quả, có thể báo ứng ngay trong hiện tại mà cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần quan sát trong hiện tại, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra quả báo nhãn tiền của những việc làm ác.
Vì thế, người học Phật thấy rõ nhân quả nên luôn sợ hãi với quả báo, quyết không làm điều ác, tránh xa tội lỗi. Niềm tin nhân quả, sự sợ hãi quả báo trong đời này và những đời sau sẽ góp phần tác thành nên nhân cách, đạo đức cho mỗi người. Xã hội sẽ bình an, thiện lành và phát triển ổn định hơn khi mỗi người đều có nhận thức đúng đắn về nhân quả và nghiệp báo.