Hoàng Thị Mai Thơm (18 tuổi) – thủ khoa khối C00 của Trường THPT Sơn Dương (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) với số điểm 26,75 định bỏ xét tuyển đại học vì gia đình không đủ tiền trang trải học phí.
Nữ sinh đạt được 8,5 điểm môn Ngữ văn; 8,25 điểm môn Địa lý và 10 điểm môn Lịch sử.
Trong suốt 12 năm, Thơm luôn là học sinh giỏi, và liên tiếp 3 năm đạt giải Khuyến khích cấp tỉnh môn Lịch sử. Thơm cũng là một trong số ít học sinh ở huyện Sơn Dương có được thành tích như vậy.
“Ở lớp em chăm chú nghe giảng, ghi chép những ý học được và luyện tập chúng. Về nhà, em thường tự học khoảng 2 tiếng rồi đi phụ giúp bố mẹ, em cũng thường lên các diễn đàn để tìm đề luyện tập, vẽ sơ đồ tư duy để ghi nhớ lâu hơn.” – Thơm chia sẻ cách học của mình.
Gia đình Mai Thơm không có nhiều đất canh tác, vì vậy bố mẹ em phải đi làm thuê theo thời vụ.
“Gia đình em có 6 người, bố em làm nông, mẹ em là công nhân, mức lương cũng chỉ đủ sống. Nhà có hai chị em sinh đôi nên lúc nào cũng mất chi phí nhiều hơn so với các bạn đồng trang lứa.” – Mai Thơm bộc bạch.
Nữ sinh chia sẻ, mặc dù đạt kết quả cao nhưng nỗi buồn nhanh chóng đến vì điều kiện gia đình không cho phép. Nếu được miễn giảm học phí, em cũng phải lo toan cho các khoản chi tiêu khác như chỗ ở, xe cộ, chi phí sinh hoạt. Điều đó vô tình tạo nên áp lực cho bố mẹ, nhất là khi có hai chị em sinh đôi, chi phí cũng gấp đôi.
Em gái sinh đôi của Mai Thơm – Hoàng Thị Anh Thơ thi tốt nghiệp được 26,5 điểm, trong đó môn Ngữ văn 8,75; môn Lịch Sử 9,25 và môn Địa lý 8,5 điểm. Cũng như Mai Thơm, Thơ chưa đăng ký xét tuyển đại học và quyết định đi làm thêm để phụ giúp gia đình.
“Sau khi tốt nghiệp em và chị cùng đi làm thêm, mỗi ngày em làm 11 tiếng, kiếm được khoảng 170.000 đồng, số tiền không quá lớn nhưng hai chị em luôn học cách tiết kiệm. Công việc khá vất vả và thời gian nghỉ ngơi không nhiều, làm mệt em lại nghĩ muốn được đi học nhiều hơn. Trước đây, vì thương bố mẹ nên em và Thơm không dám mua quần áo mới.” Thơ chia sẻ.
Nuôi ước mơ học đại học, hai chị em sinh đôi lựa chọn đi làm để dành dụm tiền và thực hiện chúng khi có thể.
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Xuân – Phó Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Sơn Dương xác nhận, qua nắm bắt ban đầu, lý do khiến Thơm không đăng ký xét tuyển đại học vì nhận thức nếu hai chị đều đi học thì hai bố mẹ không lo được. Vì thế, Thơm quyết định nhường lại suất đi học cho em gái sinh đôi.
“Tuy nhiên, phòng giáo dục và nhà trường đã phân tích, và động viên 2 chị em Thơm nộp hồ sơ vào ngành Sư phạm của ĐH Thái Nguyên để được miễn, giảm học phí. Bước đầu, gia đình và 2 em đã đồng ý” – bà Xuân nói.
News
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 CHÍNH THỨC
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Trong đó: – Ngày 26/6/2024: làm thủ tục…
Toàn bộ bảng lương chi tiết nhất của giáo viên từ 1/7/2024: Mức lương cao nhất của thầy cô cụ thể là bao nhiêu?
Toàn bộ bảng lương mới từ 01/7/2024 của giáo viên sẽ thay đổi. Vậy mức lương thấp nhất, cao nhất ra sao? Tham khảo ngay toàn bộ…
Nam sinh chuyên Văn nhưng chọn Sư phạm Toán: Từng nghĩ sẽ bỏ cuộc rồi thành Á khoa, đưa lời khuyên “vàng” về chọn ngành
Xuất phát điểm là học sinh chuyên Văn của Trường THPT Chu Văn An nhưng lại tốt nghiệp Á khoa ngành Sư phạm Toán (dạy bằng Tiếng Anh),…
Từ 1/7/2024: Hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng?
Dư luận đang lan truyền thông tin hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024 khiến các…
2 bảng lương mới của giáo viên từ 1/7/2024: Các khoản phụ cấp chiếm 30%
Khi cải cách tiền lương thì 02 bảng lương mới của giáo viên là viên chức sẽ thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương so…
Lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách: Thêm 2 khoản phụ cấp mới, lương cụ thể là bao nhiêu?
Hai khoản phụ cấp mới trong lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách không chỉ giúp tạo ra một hệ thống phụ cấp linh hoạt và…
End of content
No more pages to load