Sự điềm tĩnh là thước đo mức độ chín chắn, là biểu hiện sự tự tin, bản lĩnh tự chủ và sức mạnh nội tâm của con người.
Điềm tĩnh là giữ cho tâm trạng yên lành không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động của mình. Là biểu hiện của người có bản lĩnh, tự chủ. Giúp con người xử lí tốt các vấn đề trong giao tiếp và ứng xử. Từ đó sẽ có cách xử lý kịp thời theo những phương pháp tích cực, hữu hiệu nhất.
Người có được sự điềm tĩnh sẽ là người phát huy được triệt để những khả năng trong bản thân mình, chế ngự và kiểm soát được tốt các trạng thái cảm xúc của bản thân. Nhờ vậy họ có thể dễ dàng xoay xở với những thử thách hoặc tình huống chẳng may bị vướng vào. Đó cũng là nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp họ suy xét thấu đáo mọi sự việc xung quanh.
Trong cuộc sống hoặc trong bất cứ một khía cạnh hay lĩnh vực nào, người điềm tĩnh luôn toát ra ở bản thân một sức hút vô hình, họ toát lên sự tự tin, chín chắn và trưởng thành. Do đó họ thường luôn là người lãnh đạo và quản lí mọi người. Khác xa với người những người luôn nôn nóng, bực tức và khó chịu.
Một ví dụ điển hình tôi đã từng gặp, là vấn đề của một cô nhân viên tuyển dụng nhân sự của 1 công ty về Tuyển dụng việc làm. Hàng ngày công việc của cô cứ đều đặn là tuyển nhân viên cho các nhà hàng, khách sạn, quán cafe… và công việc đó cứ duy trì như thế suốt 3 tháng, đến khi cô cảm thấy khó chịu và bực tức về ứng viên của mình. Cô kể với tôi rằng :” Ứng viên không coi người tuyển dụng ra gì hết, hẹn qua phỏng vấn nhưng lại không qua, thế mà hứa hẹn gê lắm.” Thế rồi cô chán nản và từ bỏ công việc này, sau đó cô xin làm ở 1 công ty khác. Nhưng không lâu sau, cô lại xin nghỉ và cũng than vãn với tôi những câu tương tự như thế. Tôi hỏi cô: ” Chị có biết vì sao mà ứng viên lại không qua phỏng vấn không? Chị có tự hỏi sao những người khác tuyển được còn mình lại không? Chị có thay đổi phương pháp làm chưa hay vẫn áp dụng cách làm cũ?” Cô suy nghĩ 1 hồi lâu và mới chợt nhận ra mình đã quá nôn nóng và không có sự kiên nhẫn. Cô chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà không suy xét đến các khía cạnh khác. Nếu là một người điềm tĩnh, chắc chắn cách cư xử của cô sẽ khác, sẽ không nóng vội, và cũng sẽ không nhìn cuộc sống 1 cách phiến diện như thế. Xét đến khía cạnh nghề nghiệp thì có lẽ cô chưa thực sự có đam mê với chính nghề của mình. Bởi điều cần nhất chính là Làm dịch vụ phải có lòng mến khách, phải có tính kỷ luật và sự kiên nhẫn phục vụ.
Vì thế, việc rèn luyện tính điềm tĩnh là điều cần phải làm, càng sớm sẽ càng tốt cho công việc cũng như các lĩnh vực khác sau này của bạn nếu bạn không muốn xảy ra bất kỳ sự hối tiếc nào. Hãy nhìn những người lãnh đạo có tầm cỡ, họ đều là những người điềm đạm, trầm tĩnh!
News
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 CHÍNH THỨC
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Trong đó: – Ngày 26/6/2024: làm thủ tục…
Toàn bộ bảng lương chi tiết nhất của giáo viên từ 1/7/2024: Mức lương cao nhất của thầy cô cụ thể là bao nhiêu?
Toàn bộ bảng lương mới từ 01/7/2024 của giáo viên sẽ thay đổi. Vậy mức lương thấp nhất, cao nhất ra sao? Tham khảo ngay toàn bộ…
Nam sinh chuyên Văn nhưng chọn Sư phạm Toán: Từng nghĩ sẽ bỏ cuộc rồi thành Á khoa, đưa lời khuyên “vàng” về chọn ngành
Xuất phát điểm là học sinh chuyên Văn của Trường THPT Chu Văn An nhưng lại tốt nghiệp Á khoa ngành Sư phạm Toán (dạy bằng Tiếng Anh),…
Từ 1/7/2024: Hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng?
Dư luận đang lan truyền thông tin hệ số lương giáo viên sẽ được tăng từ 1,8 đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024 khiến các…
2 bảng lương mới của giáo viên từ 1/7/2024: Các khoản phụ cấp chiếm 30%
Khi cải cách tiền lương thì 02 bảng lương mới của giáo viên là viên chức sẽ thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương so…
Lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách: Thêm 2 khoản phụ cấp mới, lương cụ thể là bao nhiêu?
Hai khoản phụ cấp mới trong lương giáo viên từ 1/7/2024 sau cải cách không chỉ giúp tạo ra một hệ thống phụ cấp linh hoạt và…
End of content
No more pages to load