Tiền bạc vốn là vấn đề nhạy cảm và nhiều người né tránh với con cái tuy nhiên tài chính lại là vấn đề quan trọng cần được giáo dục.

Trẻ con nên sớm học được cách tiêu tiền đúng cách. Tuổi đi học là thời gian hoàn hảo để dạy con trẻ về điều này vì đây là lúc chúng đang học cộng trừ nhân chia ở trường. Phụ huynh có thể nhân dịp này dạy con tiết kiệm và chi tiêu. Khi lớn dần lên, con sẽ biết cách tự đưa ra quyết định về tiền bạc, như tiền tiêu vặt hoặc giúp bố mẹ chi tiêu những thứ gì cho kì nghỉ.

1. Chơi trò chơi liên quan tới chi tiêu

Trò cờ Monopoly và Life là một trong những phương thức thú vị hướng dẫn trẻ học về tiêu tiền. Hãy cùng cả nhà chơi trò chơi ưa thích với con và giúp con phát huy bản lĩnh chi tiêu của mình.

Sai lầm của cha mẹ khi dạy con 'tiền không quan trọng' - VnExpress Đời sống

2. Dẫn con đi mua sắm

Những thói quen thường nhật như dẫn con tới hàng tạp hóa cũng có thể dạy con chi tiêu hợp lý. Nói cho con biết số tiền bạn hiện có và chơi trò mua đồ cần thiết trong số tiền quy định. Đưa phiếu giảm giá và để con tìm những mặt hàng đang được giảm giá. Nếu con ở độ tuổi 9-10, bố mẹ có thể cho con dùng máy tính và tính toán để xem gia đình đã tiết kiệm được bao nhiêu.

3. Cho con tiền tiêu vặt

Khi tới độ tuổi đi học, con trẻ bắt đầu làm việc nhà để giúp đỡ gia đình. Bạn có thể đặt mức thưởng cho việc nhà, để giúp con hình thành thói quen tự quản lí chi tiêu.

4. Khuyến khích con tiết kiệm

Hãy sử dụng một chú lợn tiết kiệm xinh xắn hoặc một chiếc ví Hello Kitty để con có thể giữ tiền. Các chuyên gia cho biết, bố mẹ nên cho con ba ví tiền khác nhau – một đựng tiền tiết kiệm, một để chi tiêu và một để quyên góp từ thiện. Sau đó, cả nhà có thể cùng nhau quyết định chia tiền tiêu vặt của con vào ba lọ.

Những bài học về tiền bạc cha mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt

5. Gửi tiền vào ngân hàng

Dẫn con tới ngân hàng và lập một tài khoản cho con, rồi giải thích với trẻ rằng nếu con để tiền trong ngân hàng thì tiền sẽ nhiều thêm.

6. Dạy con cách nói chuyện về tiền

Một đứa trẻ rất hay tò mò về nhà này đáng giá bao tiền và người này làm được bao tiền mỗi tháng. Đó là những câu hỏi rất ngây thơ, nhưng trẻ con thường không hiểu được ý nghĩa của số tiền đó. Hãy nhẹ nhàng dặn con rằng con không nên hỏi người khác người ta làm được bao nhiêu và tiêu bao nhiêu tiền vào thứ này thứ kia.

7. Hạn chế thời gian con xem tivi

Trẻ con thường bắt gặp hàng loạt quảng cáo trong thời gian ngắn. Ngay cả người lớn cũng khó mà cưỡng lại, thì làm sao bố mẹ hi vọng một đứa trẻ 5 hay 10 tuổi có thể miễn nhiễm với những món đồ chơi mới cứng bắt mắt?

8. Giải thích chức năng của thẻ tín dụng và thẻ ATM

Trẻ con thường hay hiểu lầm rằng tiền tới từ thẻ ATM hoặc chỉ cần dùng thẻ tín dụng để trả tiền. Ngay cả những đứa trẻ lớn hơn có khi vẫn chưa hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của tín dụng, thế nên bố mẹ cần phải dạy con những điều cơ bản về sử dụng thẻ.

Tài chính thông minh: Cái giá của việc “cách ly” con với tiền bạc

9. Là một tấm gương mẫu mực

Trẻ con dõi theo từng hành vi của bố mẹ. Đừng bao giờ nói dối về chi tiêu với bạn đời mình. Và bạn cần phải cân nhắc khi mua hàng, hãy dạy con rằng vật chất không phải lúc nào cũng mang lại hạnh phúc. Hãy nhắc nhở con rằng có những thứ còn giá trị hơn tiền bạc, như ở bên gia đình mình.

10. Dạy con về sự hào phóng

Không bài học nào về tiền bạc mà không nói về từ thiện. Hãy dạy con cân nhắc về chi tiêu bằng cách cho con thấy có những thứ vô giá quan trọng hơn tiền bạc rất nhiều như tình cảm gia đình và tình yêu thương con người.