Tâm an, vạn sự an. Đôi khi buông bỏ lại là điều khiến ta tự do và có được hạnh phúc đích thực.

Thích Nhất Hạnh sinh ra ở Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Từ những năm 1960 khi bày tỏ thái độ phản đối chiến tranh, ông bị lưu đày khỏi Việt Nam. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, ông đã sống lưu vong tại Pháp hơn 40 năm.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh - Người điềm đạm nhất thế giới: Dành cả cuộc đời  cho

Tại đây, ông thành lập hàng chục tu viện và trung tâm tu tập và gắn bó phần lớn cuộc đời mình tại Tu viện Làng Mai ở miền tây nam nước Pháp gần Thénac, đồng thời đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết và trò chuyện. Ông là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” (Engaged Buddhism) trong cuốn sách Việt Nam: Hoa sen trong Biển lửa (Vietnam: Lotus in a Sea of Fire) do chính ông xuất bản năm 1967. Ông đã về nước vào năm 2005 và sống tại Tổ Đình Từ Hiếu, Huế kể từ tháng 11 năm 2018 cho đến khi qua đời vào năm 2022 ở tuổi 95.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và quan điểm về Phật giáo dấn thân – Phật giáo  Sông Cầu

Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình và sinh thái sâu, thúc đẩy các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn và nâng cao nhận thức về sự liên kết của tất cả các yếu tố trong tự nhiên. Ông cũng sáng lập ra dòng tu lớn nhất ở phương Tây và hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ thịt như một biện pháp không bạo lực với động vật. Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Dù đã vãng sanh về cõi Phật tuy nhiên những câu nói của ông vẫn vô cùng giá trị.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - VnExpress

1. Không ai có thể ban cho bạn sự tự do, chính bạn là người trau dồi nó hàng ngày. Không ai có thể ngăn cản bạn nhận thức mỗi bước bạn đi, mỗi hơi thở hàng ngày…

2. Mỗi người đều từng trải qua thời gian khó buông bỏ sự đau khổ. Trong số những nỗi sợ hãi mơ hồ, họ cam chịu đau khổ vì đã quen với điều đó.

3. Con người đau khổ vì họ mắc kẹt trong quan điểm. Chỉ khi nào chúng ta giải phóng được những quan điểm đó, chúng ta mới được tự do và không còn đau khổ nữa.


4. Được sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là khả năng đi trên mặt nước, nó chính là bạn có thể đi bộ trên trái đất xanh ngay lúc này để nhìn thấy sự bình yên và vẻ đẹp của cuộc sống.

5. Hạnh phúc chính là ở đây, ngay lúc này. Rất nhiều điều kiện của hạnh phúc luôn có sẵn, đủ để bạn có thể cảm nhận được hạnh phúc ngay hiện tại. Bạn không cần phải tìm kiếm tương lai để có được nhiều hơn.