Tất cả các bậc cha mẹ đều quan tâm đến việc nuôi dạy thế nào để con cái thành công. Qua nhiều nghiên cứu và khảo sát thì yếu tố gia đình chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thành công của một đứa trẻ. Dưới đây là những điều cha mẹ không nên làm để trẻ có thể tự lập và trưởng thành trong cuộc sống

1. Để con cái làm công việc nhà

Việc bọn trẻ được miễn làm việc nhà đã tước đi của chúng cơ hội học cách làm việc và ý thức đóng góp trách nhiệm cho công việc chung. Những đứa trẻ làm việc nhà từ nhỏ sẽ biết hợp tác, biết cách đương đầu với khó khăn và có thể đảm nhận công việc một cách độc lập.

Dạy trẻ làm việc nhà không khi nào là quá sớm | Bé Yêu

Lưu ý khi dạy trẻ làm việc nhà

2. Dạy trẻ các kỹ năng xã hội

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Pennsylvania và Đại học Duke đã tìm thấy mối tương quan giữa các kỹ năng xã hội mà trẻ em học được từ khi là học sinh mẫu giáo với thành công khi họ ở độ tuổi trưởng thành 2 thập niên sau đó. Nghiên cứu này dựa trên sự theo dõi hơn 700 trẻ em trên khắp nước Mỹ ở độ tuổi từ mẫu giáo đến 25.

Top 05 cách phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non - Hệ thống trường  quốc tế Việt Úc - VAS

Nghiên cứu kéo dài 20 năm này cho thấy những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt sẽ dễ dàng hợp tác với đồng nghiệp, sống có ích hơn, khả năng cảm nhận cảm xúc tốt hơn, biết cách giải quyết các vấn đề cá nhân, dễ dàng hoàn thành các cấp học cao và kiếm được công việc tốt hơn so với những người có kỹ năng xã hội kém.

3. Không đạt kỳ vọng cao vào con

Nhìn ở một mặt tích cực, sự kỳ vọng của bố mẹ chính là động lực giúp con trẻ cố gắng phấn đấu và phát triển. Đây được xem như những viên gạch đầu tiên mà bố mẹ trao cho con để con có định hướng xây dựng cuộc đời của mình. Điều này sẽ mang đến cho những đứa con của bạn đề ra được mục tiêu và luôn theo đuổi các mục tiêu này.

Kỳ vọng vào con sao cho hiệu quả?

Tuy nhiên, ở các góc nhìn khác, kỳ vọng của bố mẹ vô hình chính là chiếc lồng giam giữ con trẻ cũng như những ước mơ của bé. Khi bố mẹ lúc nào cũng mong muốn con phải đạt được mục tiêu mà bố mẹ đề ra thì vô tình bạn đã gây nên áp lực cho con, khiến trẻ rơi vào các trạng thái tiêu cực.