Nếu là fan của Tây Du Ký bạn sẽ nhận thấy Tôn Ngộ Không xưng là “ông ngoại” rất nhiều lần. Tại sao Tề Thiên Đại Thánh lại thích xưng ông ngoại mà không phải là ông nội với đám yêu quái?

Tôn Ngộ Không là trụ cột của đoàn đi thỉnh kinh, là đệ tử mà Đường Tăng tin cậy nhất. Trên đường đi Tây Thiên, họ thường xuyên gặp phải yêu ma quỷ quái muốn bắt và ăn thịt Đường Tăng để được bất tử.

May mắn có Tôn Ngộ Không bên cạnh, Đường Tăng mới có thể thoát hiểm. Vì vậy, mỗi khi cứu sư phụ, Tôn Ngộ Không luôn xông pha đầu tiên, chiến đấu với các loại yêu ma, các phân đoạn chiến đấu cũng rất hấp dẫn.

tai-sao-ton-ngo-khong-thich-xung-ong-ngoai-voi-yeu-quai-1-1698139199.jpg
Tôn Ngộ Không đã nhiều lần xưng “ông ngoại” với đám yêu quái, vừa để ra oai, vừa để vạch rõ ranh giới với chúng. Ảnh minh họa: InternetTôn Ngộ Không nổi tiếng khắp tam giới. Trận đại náo thiên cung 500 năm trước khiến nhiều thần tiên và yêu quái nhận ra anh không dễ bị đánh bại. Vì vậy, trên đường đi thỉnh kinh, danh tiếng của Tề Thiên Đại Thánh luôn khiến nhiều yêu quái nhỏ bé run sợ.

Tuy nhiên, một số yêu quái có lai lịch, nắm giữ bảo vật thì không sợ anh. Tương tự, Tôn Ngộ Không cũng không coi họ ra gì. Con khỉ đá này tin rằng mình nhận nhiệm vụ hộ tống Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh kinh thì đáng được kính trọng.

Có một số yêu quái cố chấp muốn chống đối Tôn Ngộ Không đến cùng. Trong quá trình chiến đấu, Tề Thiên Đại Thánh thường trêu chọc những yêu quái này bằng lời nói, xưng là “Ông ngoại Tôn” với chúng. Điều này thường khiến đám yêu quái nhảy dựng lên vì tức giận.

Trong bản gốc, rất nhiều lần Tôn Ngộ Không xưng “ông ngoại” với yêu quái, duy chỉ có một lần xưng “ông nội” trước mặt Thần Sấm. Tại sao Tôn Ngộ Không lại thích xưng “ông ngoại”? Để hiểu được điều này, chúng ta cần biết về bối cảnh gia đình của tác giả Ngô Thừa Ân.

Bối cảnh gia đình Ngô Thừa Ân

 

Toàn bộ tác phẩm Tây Du Ký không chỉ là ẩn dụ cho tình hình lịch sử lúc bấy giờ mà còn chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm cá nhân của tác giả. Việc Tôn Ngộ Không thích xưng “ông ngoại” cũng không ngoại lệ.

tai-sao-ton-ngo-khong-thich-xung-ong-ngoai-voi-yeu-quai-2-1698139262.jpg

Cách xưng hô của Tôn Ngộ Không có liên quan đến trải nghiệm của tác giả Ngô Thừa Ân. Ảnh minh họa: InternetTrong những năm tháng lớn lên của Ngô Thừa Ân, ông không có dịp sử dụng từ “ông nội”. Ông nội Ngô Thừa Ân qua đời từ năm ông 4 tuổi. Ngay từ nhỏ ông đã không có cơ hội sử dụng từ này nhiều. Cha Ngô Thừa Ân cũng mất sớm, con trai ông sau này cũng không còn ông nội.

Cha con Ngô Thừa Ân đều xa lạ với danh xưng “ông nội” nhưng lại có nhiều ông ngoại. Từ khi còn nhỏ, ông đã có 2 ông ngoại nên được bù đắp tình cảm rất nhiều. Hơn nữa, Ngô Thừa Ân còn có một chị gái lớn hơn mình nhiều tuổi. Trong ký ức thơ ấu của Ngô Thừa Ân, con của chị gái mỗi khi tới nhà chơi đều gọi cha ông là “ông ngoại”.

Những trải nghiệm đặc biệt trong thời thơ ấu đã khiến Ngô Thừa Ân tránh nhắc đến từ “ông nội”. Từ đó, Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký thường xưng “ông ngoại” với đám yêu quái.

Ý nghĩa đằng sau phong tục

 

Tôn Ngộ Không xưng ông ngoại còn có một ý nghĩa khác. Trong tư duy của người xưa, người liên quan đến mình phải là gia đình bên nội, còn gia đình bên ngoại được coi là người ngoài. Khi Tôn Ngộ Không xưng là “ông ngoại” với đám yêu quái là đã phủ nhận mối quan hệ của mình với chúng. Rốt cuộc, trước khi hộ tống Đường Tăng đi thỉnh kinh, mọi người đều coi Tôn Ngộ Không là yêu quái nhưng anh không muốn như vậy.

tai-sao-ton-ngo-khong-thich-xung-ong-ngoai-voi-yeu-quai-3-1698139262.jpgVới yêu quái thì xưng ông ngoại nhưng với bầy khỉ của mình, Tôn Ngộ Không vẫn xưng “ông nội”. Điều này cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa Tề Thiên Đại Thánh và đám con cháu. Ảnh minh họa: InternetChính lẽ đó, Tôn Ngộ Không xưng là ông ngoại vì muốn vạch rõ ranh giới với đám yêu quái. Nếu xưng là “ông nội” chẳng phải nói mình cùng một tổ với chúng hay sao. Đây chính là sự khôn ngoan trong lời nói của Tề Thiên Đại Thánh.