Năm 2023, hàng loạt dự án giao thông ở Hà Nội đã khánh thành đưa vào sử dụng, góp phần làm thay đổi diện mạo hệ thống giao thông Thủ đô.
Theo Ban QLDA các công trình giao thông Hà Nội, năm 2023 Hà Nội đưa vào sử dụng hàng loạt dự án giao thông quan trọng góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và làm cho diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô ngày một hiện đại.
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 hoàn thành đã giúp cho diện tích đi lại của người dân vào trung tâm Thủ đô tăng gấp đôi.
Các công trình tạo dấu ấn có thể kể đến như: Khánh thành tuyến đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu vượt chữ C tại nút giao thông đường Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch…
Cụ thể, với công trình cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, từ ngày 30/8/2023, sau gần 3 năm thi công, công trình chính thức được khánh thành song song với cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1.
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 rộng hơn 19m, quy mô 4 làn xe, tổng vốn đầu tư 2.538 tỉ đồng. Điểm đầu cầu giao đường Trần Quang Khải – Nguyễn Khoái – Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên – Thạch Bàn (quận Long Biên). Đây là cây cầu thứ 9 bắc qua sông Hồng của Hà Nội.
Cầu Vĩnh Tuy trở thành cây cầu (sau khi hoàn giai đoạn 2) có chiều rộng lớn nhất của Hà Nội bắc qua sông Hồng với 8 làn ô tô.
Cầu Vĩnh Tuy hiện tại có bề mặt rộng gấp đôi so với trước đây.
Kết nối với cầu Vĩnh Tuy là tuyến đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy- Ngã Tư Sở cũng chính thức khánh thành đưa vào sử dụng ngày 11/1/2023
Đường trên cao dài hơn 5 km, rộng 19 m, nối liền 4 quận trung tâm là Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai và Thanh Xuân. Toàn tuyến vành đai 2 có 8 nhánh lên xuống tại đoạn giao với cầu Vĩnh Tuy, phố Đại La, phố Trường Chinh và Ngã Tư Sở.
Đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy- Ngã Tư Sở đưa vào sử dụng ngày 11/1/2023 có diện mạo tuyệt đẹp.
Ngắm nút giao nhiều tầng ở Hà Nội.
Cuối tháng 6/2023, cầu vượt tại nút giao thông đường Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa) cũng chính thức thông xe.
Kết cấu cầu vượt bằng kết cấu thép lắp ghép, dạng chữ C theo hướng Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch dài 318m, rộng 9m. Tổng mức đầu tư dự án hơn 147 tỷ đồng.
Cầu chữ C (Phạm Ngọc Thạch- Chùa Bộc) là cầu vượt nhẹ thứ 13 được hoàn thành trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cầu vượt chữ C giúp đổi diện mạo khu vực tuyến đường và tạo thêm hạ tầng hiện đại cho cho Thủ đô.
Công trình hoàn thành đã giúp cải thiện ùn tắc khu vực nút giao Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch.
Ngoài ra, tuyến đường nối đường phía đông khu hành chính của quận Hoàng Mai (Hà Nội) với đường Tam Trinh dài 1,9km do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư, vừa thông xe ngày 11/11/2023. Quy mô mặt cắt ngang đường 30m, gồm lòng đường xe chạy rộng 15m với 4 làn xe, vỉa hè mỗi bên rộng 7,5m. Tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng
Tuyến đường hoàn thiện giúp kết nối phía đông khu hành chính quận Hoàng Mai đến đường Tam Trinh, đồng thời góp phần giải toả áp lực ùn tắc giao thông từ trung tâm thành phố đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Cùng với các dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, năm 2023, thành phố Hà Nội cũng có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng được khởi công xây dựng. Đáng chú ý, tuyến đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô Hà Nội được khởi công ngày 25/6.
Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được khởi công trong năm 2023.
Dự án có quy mô chiều dài 112,8km đi qua địa bàn của 3 tỉnh, thành phố là TP Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.Trong đó, TP Hà Nội khoảng 58,2km; tỉnh Hưng Yên khoảng 19,3km; tỉnh Bắc Ninh khoảng 25,6km và tuyến nối dài 9,7km. Tổng mức cao đầu tư 85.813 tỷ đồng
Ngoài ra, còn có một số dự án giao thông quan trọng khác như: Dự án xây dựng hai đơn nguyên cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch thuộc đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội (do Ban Quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư, Tập đoàn TAISE (Nhật Bản) là nhà thầu thi công), được triển khai trên chiều dài khoảng 700m, khởi công ngày 14/2/2023 và dự kiến hoàn thành ngày 31/3/2024.
2 cầu đô thị tại nút giao Mai Dịch thiết kế song song với cầu vượt Mai Dịch; Mỗi bên cầu vượt sẽ là một đơn nguyên cầu đô thị rộng 7,75m gồm: 1 làn xe cơ giới rộng 3,5m và 1 làn xe hỗn hợp rộng 3m, còn lại là dải an toàn và bó vỉa. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 348 tỉ đồng (vốn vay ODA Nhật Bản hơn 291 tỉ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam hơn 56,7 tỉ đồng).
2 công trình giao thông này kỳ vọng sẽ tăng năng lực giao thông qua nút giao Mai Dịch, giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây Hà Nội, thúc đẩy thông thương, giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận.
News
Bỏ cả đống tiền ra mua xe điện chạy taxi, ngỡ ngàng khi xế c:ưng “lăn quay” ra hỏng khi vừa chạy được 15 tháng, tiền thay pin bằng tiền mua xe xăng mới
Tài xế sử dụng chiếc Tesla Model 3 để chạy Uber với quãng đường khoảng 500km mỗi ngày, đều đặn 6 ngày một tuần và dùng sạc…
Chính thức áp dụng thu phí ô tô vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm để giảm kẹt xe, xe con, xe to phải nộp bao nhiêu tiền?
TP.HCM đã đưa ra một số phương án để giảm thiểu phương tiện cá nhân vào trung tâm TP như thu phí ô tô trong giờ cao…
Đáp lại sự ủng hộ của khách hàng với con số đặt mua xe VinFast VF3 đáng k:inh ngạc, bác Vượng bất ngờ tung loạt ưu đãi hấp dẫn chưa từng có trong lịch sử
Với người dùng trả góp, VinFast đưa gói ưu đãi sở hữu xe từ hơn 2 triệu đồng một tháng, trong khi khách thanh toán luôn nhận…
Nhận 27.649 đơn cọc, thu về 415 tỷ – Những con số “biết nói” về mẫu xe quốc dân VinFast VF3 khiến bác Vượng “nở mày nở mặt” với thế giới
Nhận 27.649 đơn cọc, thu về 415 tỷ – Những con số “biết nói” về mẫu xe quốc dân VinFast VF3 Hãng xe điện Việt Nam – VinFast công bố đã…
Xe điện du lịch ở TP HCM hút khách không thua gì tuktuk Thái Lan, vừa đi vừa ngắm đường phố, giá lại rẻ bằng nửa taxi
Chuyên gia nhận định xe điện có thể thúc đẩy du lịch ở TP HCM như xe tuktuk ở Thái Lan, nhưng cần có điểm dừng đậu,…
Nữ đại gia sở hữu lâu đài nguy nga ở Cần Thơ, đam mê sưu tầm s:iêu xe và hàng hiệu là ai mà dám tự tin khẳng định: Đoàn Di Băng không có cửa?
Bích Ngân, một nữ đại gia trong lĩnh vực mỹ phẩm và bất động sản, khiến dân mạng không khỏi trầm trồ trước khối tài sản khổng…
End of content
No more pages to load