Rất nhiều người dân quan tâm rằng nếu họ đã đổi thẻ CCCD mốc 60 tuổi thì có cần phải đổi sang thẻ Căn cước nữa hay không?

Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước

Sáng 27/11, với 431 đại biểu tán thành (87,25%) Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều, trong đó chốt việc đổi tên Luật Căn cước và thẻ căn cước.

Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới cho biết có ý kiến đề nghị cân nhắc, không đổi tên luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.

Qua việc thảo luận tại kỳ họp thứ 6 và phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa 2 đợt của kỳ họp thứ 6, hầu hết ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đồng ý với tên Luật Căn cước và thẻ căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ.

Việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết nội dung này đã xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao về việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước, thẻ căn cước.
cccd3


Người đã đổi thẻ CCCD mốc 60 tuổi có phải đổi sang thẻ Căn cước?

Khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước mở rộng phạm vi đối tượng được cấp thẻ căn cước với cả nhóm trẻ em dưới 14 tuổi. Tuy nhiên, đối tượng dưới 14 tuổi là cấp theo nhu cầu chứ không bắt buộc.

Về độ tuổi cấp đổi thẻ Căn cước, Điều 21 này quy định rõ:

“Điều 21. Độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước

Người đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Với quy định này thì, công dân sở hữu thẻ Căn cước sẽ phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước ở 4 mốc tuổi là 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Quy định hiện hành tại Luật Căn cước công dân thì người dân sẽ đi đổi thẻ ở 3 mốc tuổi 25, 40 và 60 tuổi.

Trong số các mốc tuổi phải đổi sang thẻ Căn cước thì trường hợp nhận được nhiều thắc mắc, đó là với công dân từ đủ 60 tuổi đang sử dụng CCCD gắn chip, thì có phải đổi sang thẻ Căn cước hay không?

Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Căn cước:

“2. Trường hợp thẻ căn cước được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi phải đổi thẻ căn cước theo quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, công dân từ đủ 60 tuổi trở lên thực hiện thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip trước thời điểm Luật Căn cước có hiệu lực sẽ không phải thực hiện cấp đổi thẻ Căn cước nữa, có nghĩa là được sử dụng đến suốt đời.

Bên cạnh đó nếu công dân thực hiện cấp đổi lại thẻ CCCD gắn chip trước thời hạn đủ 60 tuổi 2 năm (lúc 58 tuổi) vẫn có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip đó đến khi mất mà không phải làm thủ tục đổi sang thẻ Căn cước – trừ khi công dân đó có yêu cầu.

Thủ tục cấp Căn cước cho người dưới 14 tuổi

Điều 23 Luật Căn cước quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước cho người dưới 14.

Theo đó, người dưới 14 tuổi hoặc cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 14 tuổi có quyền đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ Căn cước.

Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi như sau:

* Với trẻ dưới 6 tuổi:

Cha/mẹ/người giám hộ thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước thông qua cổng dịch vụ công.

Nếu người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì cha/mẹ/người giám hộ thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua:

– Các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công

– Hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.

Với đối tượng dưới 6 tuổi, cơ quan quản lý Căn cước không thu nhận đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học như mống mắt, giọng nói hay ADN.

* Đối với trẻ từ 6 – 14 tuổi:

Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi đưa người đó đến cơ quan quản lý Căn cước để thu nhận đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học. Thông tin về giọng nói, AND được là không bắt buộc thu nhận.

Cha/mẹ/người giám hộ của người từ đủ 06 – dưới 14 tuổi kê khai, ký, thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước thay cho người đó theo quy định.
cccd
3 mốc tuổi bắt buộc phải đổi CCCD trong năm 2023

Giống với chứng minh nhân dân, CCCD cũng có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, thay vì chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm thì CCCD lại có giá trị sử dụng đến những độ tuổi nhất định, đến độ tuổi đó bắt buộc người dân phải đi đổi thẻ căn cước công dân mới.

Cụ thể, Điều 21, Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân như sau:

– Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

– Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định tại khoản 1, Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, khi công dân được đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì phải đổi thẻ căn cước công dân.

Tính đến năm 2023 thì những người sinh vào các năm 1998, 1983 và 1963 đã lần lượt trở thành công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Như vậy, những người thuộc các năm sinh trên bắt buộc phải đổi thẻ CCCD mới (tức CCCD gắn chip) trong năm 2023.

Tuy nhiên, nếu những người sinh vào các năm trên đã đổi thẻ CCCD mới từ năm 2021 thì vẫn được tiếp tục sử dụng thẻ này cho tới độ tuổi cần đổi thẻ tiếp theo. Đặc biệt, đối với người sinh năm 1963 đã đổi thẻ CCCD mới từ năm 2021 sẽ được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời.

Trường hợp công dân sinh năm 1998, năm 1983 và năm 1963 được cấp thẻ CCCD trước năm 2021 thì bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip.