Xe số tự động giúp bạn lái xe an toàn và dễ dàng hơn. Nhưng những thói quen vô thức hoặc chưa đúng có thể làm chiếc xe bị hỏng nghiêm trọng, gây tốn kém chi phí sửa chữa.

Hộp số tự động là một trong những phát minh có sức ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp ô tô, mở ra một kỷ nguyên mới cho những người dùng xe nhờ sự an toàn và tiện lợi mà loại hộp số này mạng lại. Chúng nhanh chóng được nhiều tài xế, đặc biệt là những người có kỹ năng lái xe cơ bản chưa tốt ưa chuộng.

Thế nhưng, để sử dụng hộp số tự động một cách an toàn và hiệu quả, người lái cần tranh những thói quen, hành động sai lầm có thể gây ra những thiệt hại cho chiếc xe.

Vù ga khi chuyển sang số D

Vù ga khi chuyển số là kỹ năng thường được sử dụng trên những dòng xe số sàn, đặc biệt là trong xe đua. Nhưng người lái chủ yếu sẽ sử dụng cách vù ga khi họ chuyển sang những cấp số thấp hơn để giảm cảm giác giật khực.

vù ga vào số
Vù ga vào số áp dụng hiệu quả với xe số sàn nhưng không có lợi khi dùng xe số tự động. Ảnh: CarParts

Nhưng trên xe số tự động, nếu người lái áp dụng cách này cùng lúc với việc chuyển từ số P sang số D thì đây sẽ là một hành động sai lầm. Việc làm này sẽ tạo ra những cú va đập mạnh giữa các bánh răng, gây ra ma sát lớn giữa các bộ phận khác của hộp số, có nguy cơ hư hỏng các bộ phận khác của động cơ. Nếu động cơ và hộp số bị hỏng, chi phí sửa chữa cho những bộ phận này sẽ là rất lớn.

Xe chưa dừng hoàn toàn đã về số P

Khi xe chuẩn bị dừng, các bánh xe vẫn đang chuyển động, kéo theo các bánh răng hộp số cũng đang chuyển động. Do đó, nếu xe đang lăn bánh mà người dùng chuyển từ số D về số P (chế độ đỗ), chốt khóa bên trong hộp số sẽ được hạ xuống và va đập vào bánh răng liên kết với đầu trục ra của hộp số vẫn đang quay, khiến chốt khóa có nguy cơ bị nứt, nặng hơn là gãy.

lẫy hãm hộp số khi ve P Xe chưa dừng hẳn đã về số P khiến chốt khóa hộp số có thể bị nứt, gãy. Ảnh: Wildcatforums
Việc thay thế các bánh răng hộp số không dễ dàng, tốn kém và mất thời gian. Vì vậy, các chuyên gia ô tô khuyến cáo người dùng xe số tự động khi chuẩn bị đỗ nên rà phanh cho xe chậm lại, về số N và phanh đến khi xe dừng hẳn, kéo phanh tay hoặc ấn phanh tay điện tử, cuối cùng mới chuyển về số P.

Giữ bình xăng ở mức thấpde nhieu lieu trong binh o mưc thapBình nhiên liệu luôn ở mức thấp khiến nhiều bộ phận của động cơ có thể không được làm mát hoặc bôi trơn. Ảnh: Toyota Từ Liêm
Một chiếc xe số tự động phần lớn phụ thuộc vào áp suất của chất lỏng để chạy bình thường. Nhiên liệu cũng giúp động cơ xe và các bộ phận khác luôn mát và được bôi trơn. Vì vậy, những thứ này sẽ hao mòn nhanh hơn rất nhiều nếu người dùng liên tục để bình chứa nhiên liệu trong tình trạng thấp.

Không làm nóng động cơ trước khi đi

Ô tô cũng giống như con người, đều cần quá trình làm nóng để các bộ phận có thể vận hành một cách ổn định. Không ít chủ xe có thói quen lên xe nổ máy, vào số và di chuyển xe một cách vội vã. Nhưng đó là một hành động có thể gây ra nguy cơ hỏng hóc cho xe về lâu dài, đặc biệt khi sử dụng xe trong điều kiện mùa đông giá lạnh.lam am xe trươc khi khơi hanhLàm nóng các bộ phận động cơ là điều nên làm khi sử dụng xe vào mùa đông lạnh giá. Ảnh: KTMS
Khi nhiệt độ lạnh, các chất lỏng trên xe như dầu động cơ, dầu hộp số, nước làm mát có xu hướng đậm đặc hơn và di chuyển tới các vị trí trên xe chậm hơn. Vì vậy, nếu không quá gấp, người lái nên khởi động xe từ 30 giây cho đến 1 phút để các chất lỏng trở nên loãng hơn và giúp bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ, hộp số.

Nếu buộc phải di chuyển, người lái nên chạy xe ở tốc độ thấp, tránh việc chuyển số liên tục và thốc ga để chạy xe ở tốc độ cao ngay từ đầu. Điều này sẽ dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng các bộ phận bên trong của động cơ cũng như hộp số.

Lái xe bằng hai chân

Đây có thể sẽ là thói quen của những tài xế sử dụng xe số sàn lâu năm và mới chuyển sang xe số tự động. Trên thực tế, việc lái xe bằng hai chân chỉ được các tay đua chuyên nghiệp sử dụng trong thi đấu và hiếm khi sử dụng trong điều kiện vận hành thông thường.lai xe bang 2 chan Nhiều người lái xe số sàn sẽ có thói quen dùng hai chân khi lái xe số tự động. Ảnh: Carsguide
Việc sử dụng chân trái để phanh có thể sẽ khiến tài xế không ước lượng được lực phanh và làm cho xe luôn ở trong tình trạng giật, khựng liên tục. Ngoài ra, bàn đạp phanh khá gần với bàn đạp ga nên nếu để chân trái ở vị trí bàn đạp phanh sẽ khiến người lái có tư thế điều khiển xe không được thoải mái.

Chân trái đặt lên bàn đạp phanh còn có thể vô tình khiến xe bị rà phanh mà người lái không hề hay biết, điều này không chỉ làm cho phanh nhanh mòn mà động cơ cũng phải làm việc nhiều hơn để chống lại lực cản của phanh, dẫn đến tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn.

Về số N khi dừng đèn đỏ

Không ít người lái xe số tự động có thói quen về số N khi dừng chờ đèn đỏ, họ cho rằng điều này sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu và tránh cho các bộ phần truyền động bị mài mòn không cần thiết.số N tren hop so tu dong.jpgVề số N khi dừng chờ đèn đỏ liên tục sẽ gây hại cho hộp số. Ảnh: CarFromJapan
Nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại, việc nhấn phanh và giữ xe ở chế độ số D lại ít gây ra những tổn hại cho hộp số. Trong khi, hành động chuyển từ cấp số D về số N và ngược lại liên tục sẽ chỉ làm hao mòn hộp số nhanh hơn. Việc chuyển từ số D về số N chỉ nên thực hiện khi phải dừng chờ đèn đỏ quá lâu (trên 1 phút).

Thả trôi khi xuống dốc

Thả trôi xe bằng cách chuyển từ số D về số N khi đang xuống dốc là mẹo được một số người cho rằng sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn vì động cơ lúc này đã không còn truyền lực để làm quay các bánh. Thay vào đó, chiếc xe di chuyển chủ yếu dựa vào quán tính và lực hấp dẫn.lai xe xuông docThả trôi xe khi xuống dốc có thể tiết kiệm nhiên liệu nhưng gây mất an toàn và làm hỏng nhiều bộ phận của xe. Ảnh: The Drive
Tuy nhiên, cách làm này sẽ cắt nguồn cung cấp dầu khiến hộp số không còn được bôi trơn để hoạt động một cách trơn tru, dẫn đến hao mòn và hư hỏng đáng kể. Ngoài ra, việc phanh xe không còn sự hỗ trợ của phanh động cơ sẽ khiến cho hệ thống phanh làm việc nhiều và má phanh nhanh mòn hơn, dễ xảy ra hiện tượng mất phanh gây mất an toàn.

Vì lý do đó, người dùng nên bỏ thói quen này vì chi phí sửa chữa các bộ phận như phanh, động cơ, thậm chí là các vết tích do tai nạn gây ra không tương xứng với mức tiết kiệm nhiên liệu mà người dùng thu được.