Lái xe chậm có thực sự tiết kiệm xăng như “lời đồn”, hay có phải cứ lái xe ô tô càng chậm thì sẽ càng tiết kiệm được nhiều nhiên liệu hơn không?
Bên cạnh việc tham khảo và lựa chọn dòng xe ngốn ít nhiên liệu thì các tài xế cần làm gì để đạt hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu cao nhất? Liệu có phải cứ lái xe càng chậm thì sẽ càng tiết kiệm nhiên liệu?
Khi lái xe quá chậm, thông thường động cơ sẽ quay ở mức vòng tua thấp, thường là từ 1.000 đến 3.000 vòng/phút. Khi xe chạy ở số thấp, tốc độ vòng quay động cơ trên mỗi km sẽ lớn hơn. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn để đốt cháy cho mỗi chu kỳ vòng quay.
Ngoài ra, nếu xe di chuyển ở tốc độ cao hơn, xe sẽ chuyển sang số cao hơn, nhưng vẫn duy trì vòng quay động cơ trong khoảng 1.000 đến 3.000 vòng/phút. Khi động cơ hoạt động ở mức vòng tua này trong quãng đường dài, sẽ dẫn đến việc tiêu thụ ít nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với việc tăng lực cản.
Cụ thể, lực cản không khí tăng theo bình phương với tốc độ di chuyển. Ví dụ, khi lái xe ở tốc độ 80km/h, lực cản không khí gấp 8 lần so với tốc độ 40km/h. Điều này có nghĩa là khi tốc độ gấp đôi, lực cản không khí tăng gấp 4 lần. Điều này đồng nghĩa với việc động cơ phải làm việc vất vả hơn để vượt qua lực cản không khí, và do đó, tiêu thụ nhiên liệu sẽ tăng.
Để tiết kiệm nhiên liệu, tài xế nên điều khiển xe ở khoảng tốc độ dao động từ 48 – 80km/h. Lúc này, lực cản không khí không lớn và động cơ nên được chuyển sang số cao để đạt được chỉ số km/vòng quay tối ưu. Trừ khi xe được thiết kế khí động học, thì hầu hết các xe khi chạy ở tốc độ trong khoảng 96 – 104 km/h sẽ không đạt được chỉ số tiết kiệm nhiên liệu/km tối ưu.
Vì vậy, tài xế cần hiểu rằng nếu lái xe ở tốc độ thấp, chẳng hạn 16 km/h, trong suốt một quãng đường dài, thì thực tế sẽ không tiết kiệm nhiên liệu hơn so với khi chạy ở tốc độ cao, chẳng hạn 144 km/h.