Được “bảo vệ” chưa chắc đã là vui cho các hãng xe châu Âu.

EU sắp áp thuế xe điện ‘made in China’ để ‘cứu’ gà nhà, vì sao hết BMW, Volkswagen đến Mercedes từ chối thẳng thừng: 'Chúng tôi không cần bảo vệ'- Ảnh 1.

CEO BMW Oliver Zipse.

Các Giám đốc điều hành của BMW, Volkswagen mới đây đã truyền đi thông điệp phản đối việc áp thuế nhập khẩu của EU đối với xe điện có xuất xứ Trung Quốc, cho rằng điều này có thể làm đảo lộn kế hoạch Green Deal của khối và gây tổn hại cho chính các nhà sản xuất châu ÂU.

Ủy ban châu Âu, cơ quan giám sát chính sách thương mại tại Liên minh châu Âu gồm 27 quốc gia, đã mở một cuộc điều tra vào tháng 10 để xem liệu ô tô điện được sản xuất ở Trung Quốc có nhận trợ cấp từ chính phủ và phải chịu thêm thuế hay không.

“Chúng ta có thể đang bắn vào chân mình”, CEO BMW Oliver Zipse nói với các phóng viên trong cuộc báo cáo kết quả kinh doanh quý I. BMW nhập khẩu xe điện của Mini và mẫu iX3 từ Trung Quốc vào châu Âu.

Giống với Volkswagen hay Mercedes-Benz, BMW phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 của BMW sau châu Âu, chiếm gần 32% doanh số trong quý I.

“Tôi không nghĩ ngành của chúng tôi cần bảo vệ”, Zipse nói với các nhà phân tích hôm 8/5.

Giám đốc điều hành của Mercedes, Ola Kaellenius, đồng ý với Zipse, nhắc lại sự phản đối của ông đối với các hạn chế thương mại với Trung Quốc trong tuần này, Reuters đưa tin. Ông thậm chí từng lập luận rằng EU nên giảm thuế quan đối với Trung Quốc chứ không phải tăng thuế.

EU sắp áp thuế xe điện ‘made in China’ để ‘cứu’ gà nhà, vì sao hết BMW, Volkswagen đến Mercedes từ chối thẳng thừng: 'Chúng tôi không cần bảo vệ'- Ảnh 2.

CEO Mercedes-Benz Ola Kaellenius.

Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu cũng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, cảnh báo việc áp thêm thuế thường mang đến những rủi ro nhất định. “Luôn có một số hình thức đáp trả”, Thomas Schaefer – CEO của Volkswagen nói.

Vào tháng 3, Ủy ban châu ÂU đã bắt đầu đăng ký hải quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, nghĩa là những mẫu xe này có thể bị áp thuế kể từ thời điểm đó nếu cuộc điều tra thương mại kết luận rằng họ đang nhận trợ cấp không công bằng.

Cuộc điều tra sẽ kết thúc vào tháng 11 nhưng EU có thể áp thuế tạm thời vào tháng 7. Chủ tịch Ủy ban châu ÂU Ursula von der Leyen cho biết châu Âu cần thực hiện các bước để ngăn chặn thị trường tràn ngập các mẫu xe điện được trợ giá từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Zipse nói với các nhà phân tích rằng BMW và các nhà sản xuất ô tô khác “có sự phụ thuộc, không chỉ sản phẩm cuối cùng mà còn ở khía cạnh linh kiện và nguyên liệu thô” đối với Trung Quốc. Việc áp thuế có thể gây tác dụng ngược khi các tiêu chuẩn phát thải CO2 mới của EU – có hiệu lực vào năm tới – sẽ yêu cầu nhiều xe điện hơn.

“Không có Green Deal nào ở châu Âu nếu không có nguồn lực từ Trung Quốc”, ông nói.