Tốc độ sạc ô tô điện phụ thuộc vào bộ sạc, loại xe và thậm chí cả thời tiết.
Xe ô tô điện đang trở nên phổ biến hơn và mối lo ngại về quãng đường di chuyển cũng dần mờ đi khi số km ngày càng tăng trên mỗi lần sạc. Tốc độ sạc trở thành mối quan tâm hơn vì không ai muốn ngồi cả tiếng đồng hồ để chờ chiếc xe sạc đủ năng lượng để hoạt động.
Khái niệm về tốc độ sạc
Để giải thích một cách dễ hiểu hơn, chúng ta có thể hình dung tốc độ sạc như việc bơm xăng. Tại một thời điểm, vòi càng lớn thì càng nhiều nhiên liệu được bơm vào bình, trong trường hợp sạc điện thì càng nhiều electron có thể chảy qua. Volt giống như áp suất đẩy các electron qua mạch, trong khi ampe là số lượng electron chạy qua.
Đối với bộ sạc công cộng, kilowatt hay kW là thước đo tốc độ sạc. Bộ sạc nhanh DC có thể cung cấp công suất 350 kW (trong một số trường hợp), nhưng bộ sạc Cấp 1 và Cấp 2 chỉ cung cấp công suất lần lượt là 1,4 kW và tối đa 7,6 kW.
Mặt khác, bản thân chiếc xe chỉ có thể tiếp nhận một lượng ‘’nhiên liệu” nhất định tại một thời điểm. Bộ sạc nhanh – với tốc độ lên tới 350 kW trở lên – có thể nhanh chóng sạc đầy pin cho xe điện, nhưng chỉ những mẫu được trang bị công suất 800 volt mới có thể tận dụng tối đa tốc độ.
Các cấp độ sạc ô tô điện
1. Sạc Cấp 1
Sạc Cấp 1 là tốc độ chậm nhất và sử dụng ổ cắm tiêu chuẩn của hộ gia đình. Các ổ cắm 120 volt cực kỳ chậm khi sạc bất kỳ chiếc xe điện nào, chỉ đạt được phạm vi hoạt động 5-8 km/h. Một chiếc xe có dung lượng pin lớn có thể mất nhiều ngày để sạc đầy. Hầu hết mọi người thấy thoải mái hơn khi sử dụng sạc Cấp độ 2. Thông thường, sạc Cấp 1 chỉ phù hợp với những người sở hữu plug-in hybrid vì kích thước pin nhỏ hơn và thời gian sạc nhanh hơn.
2. Sạc Cấp 2
Đối với hầu hết người Mỹ, sạc cấp 2 có nghĩa là hệ thống dây điện 100-amp 240 volt. Điều này có thể gây tốn kém do phải nâng cấp hệ thống dây điện cho ngôi ngày. Sạc cấp 2 có thể bổ sung thêm quãng đường lên tới 48 km mỗi giờ hoặc hơn, tùy thuộc vào cường độ dòng điện của bộ sạc. Để đạt được tốc độ đó tại nhà có thể phải lắp đặt một đường dây dịch vụ mới, điều này có thể làm tăng đáng kể chi phí.
3. Sạc Cấp 3
Sạc nhanh DC, đôi khi được Tesla gọi là Sạc cấp 3 hoặc Siêu nạp , mang lại tốc độ sạc nhanh nhất hiện nay. Trong một số trường hợp, chúng có thể cung cấp phạm vi hoạt động lên tới 20 dặm mỗi phút, giúp một số xe điện có khả năng phục hồi từ 10% đến 80% pin trong nửa giờ hoặc ít hơn. Do nguồn cung cấp điện cần thiết và chi phí lớn để lắp đặt và vận hành bộ sạc Cấp 3, chúng thường không được lắp đặt tại các khu dân cư.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ sạc xe điện như thế nào?
Trong một số trường hợp, cái lạnh có thể ảnh hưởng tới phạm vi hoạt động của xe điện tới 40%, điều này liên quan nhiều đến việc điều hòa nhiệt độ và hệ thống sưởi. Quá trình sạc bị chậm lại khi trời lạnh nhưng nguyên nhân chủ yếu là do phần mềm và hệ thống bảo vệ của xe.
Sạc ở nơi cực lạnh có thể gây hư hỏng lớp mạ lithium và các vấn đề khác, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh sạc nhanh trong điều kiện này. Hầu hết thiết lập của xe điện đều làm chậm tốc độ sạc để giúp ngăn chặn sự hư hại, do đó, tốc độ sạc có thể giảm đáng kể trong cùng khoảng thời gian sạc như ở nhiệt độ ấm và hơi lạnh. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất như Tesla có trang bị cho xe hệ thống điều hòa nhiệt pin hoặc bộ sưởi trước giúp pin sạc an toàn, nhưng để chắc chắn tốt nhất nên tránh sạc nhanh khi trời rất lạnh.
Hệ thống sạc 800 volt
Hãy coi volt là áp suất đẩy dòng điện chạy qua mạch điện. Nhiều “áp suất” hơn có nghĩa là có nhiều electron chảy hơn, dẫn đến thời gian sạc nhanh hơn. Các xe điện hiện nay đều có hệ thống sạc 400 volt với tốc độ không nhanh bằng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều phương tiện mới chuyển sang sử dụng hệ thống sạc 800 volt, do đó thời gian sạc sẽ được cải thiện trên diện rộng.
Xe được trang bị hệ thống sạc 800 volt có xu hướng tiết kiệm nhiên liệu hơn, nghĩa là đi được quãng đường dài hơn trên mỗi kW. Đồng thời, hệ thống sử dụng dòng điện thấp hơn, đòi hỏi dây dẫn mỏng hơn và ít đồng hơn trong động cơ điện. Điều đó tạo ra một chiếc xe nhẹ hơn với phanh tái sinh tốt hơn.