Khi phi tần được thị tẩm, người người nhìn vào sẽ cảm thấy sự may mắn của nữ nhân được chọn, nhưng mấy ai hiểu được nỗi đau mà chỉ một mình người đó mới cảm nhận được. Những phi tần này phải tuân theo nhiều quy tắc khắt khe, trong đó không được phép phát ra bất kỳ một tiếng kêu nào và phải nằm im để Thái giám kiểm tra sau khi hành sự.

Tại sao phi tần không được phát ra âm thanh khi thị tẩm?

thi-tam-la-gi-1


Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Trong triều đại này, hệ thống phân vị hậu cung được quy định rất chặt chẽ, đồng thời “lật thẻ bài” chọn phi tần thị tẩm cũng đã được áp dụng từ đây. Tên các hậu phi sẽ được khắc trên các thẻ gỗ, sau đó Hoàng đế sẽ lựa chọn thẻ bài, người được chọn sẽ hầu hạ Hoàng đế trong tối ngày hôm đó.

Khi Hoàng đế chọn thẻ bài xong sẽ có người đến báo cho vị phi tần đó để chuẩn bị. Nữ nhân đó sẽ thay y phục, tắm rửa sạch sẽ và thoa một số hương liệu lên cơ thể. Sau khi đã chuẩn bị xong họ sẽ lên giường nằm, quấn chăn kín người và chờ 3 – 4 thái giám nâng đến tẩm cung của Hoàng đế. Trong suốt khoảng thời gian này, vị phi tử đó không thể tự ý di chuyển.

Sau khi đến tẩm cung của Hoàng đế, thái giám bẩm báo vị phi tử kia đã sẵn sàng thì họ mới bắt đầu thực hiện chuyện vợ chồng. Vào thời bấy giờ, việc thị tẩm của nhà vua sẽ bị quản thúc bởi Kính Sự phòng. Do đó mà việc Hoàng đế thân mật với phi tử cũng nghiễm nhiên không có sự riêng tư tuyệt đối. Cụ thể, trong quá trình Thiên tử sủng hạnh hậu phi, các thái giám Kính Sự phòng sẽ túc trực ngay bên ngoài tẩm cung, vừa để nhắc nhở nhà vua về giờ giấc, vừa để thực hiện các yêu cầu đột xuất với chủ tử nếu có.

Nhà vua vì tránh để bản thân mất mặt và cũng không muốn bị mang tiếng là túng dục quá độ đã buộc các phi tần không được phát ra bất kỳ âm thanh nào trong suốt quá trình sủng hạnh. Một trong những lý do phi tần không được phát ra âm thanh là vì nếu xuất hiện thích khách hoặc chính vị phi tần đó có ý muốn hại hoàng đế, tiếng ồn sẽ khiến thái giám và quân lính đứng bên ngoài không thể nắm được tình hình để cứu giá.

Quá trình thị tẩm được quản thúc thời gian nghiêm ngặt


1647883754-913-thumbnail-width640height480_schema_article
Bên cạnh luật ngầm kỳ lạ này, cả Thiên tử và các phi tần thời nhà Thanh còn phải chịu sự quản thúc về mặt thời gian. Cụ thể, Hoàng đế không được quan hệ với phi tần quá dài hoặc quá ngắn. Điều này giúp Hoàng đế tránh “yêu” quá độ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Ví dụ thực tế từ Chu Tuyên đế Vũ Văn Vân (triều Bắc Chu, Trung Quốc, thế kỷ VI) là một trong số những vị vua tai tiếng ở Trung Quốc vì đời sống phóng đãng. Cũng chính vì lối sống đam mê hoan lạc mà ông vua này đã c.hết yểu ở t.uổi 21 đồng thời còn làm sụp đổ cả triều Bắc Chu.

Mặc dù có rất nhiều hoàng đế không hài lòng nhưng họ không dám phá vỡ quy tắc nghiêm ngặt trong chuyện the phòng do tổ tiên đặt ra. Do vậy, trong cung sẽ đặt ra nguyên tắc khắt khe để người đứng đầu vương triều không sa đà vào các cuộc yêu quá cuồng nhiệt hay kéo dài quá lâu. Theo đó, thời gian trung bình cho mỗi lần thị tẩm thường không được phép quá 30 phút.

Giúp hoàng đế kiểm soát thời gian “yêu” với các phi tần, hầu hết các thái giám sẽ chọn cách gõ ba lần để nhắc nhở Hoàng đế thời gian sắp kết thúc.

Khi bước vào phòng riêng của Hoàng đế, thái giám bên ngoài sẽ lập tức thắp một nén hương, khi hương cháy đến 2/3 thì thái giám sẽ gõ nhẹ vào khung giường bên ngoài, đảm bảo âm thanh đủ lớn để cả hoàng đế và phi tần bên trong có thể nghe rõ.

Sau khi nghe thấy âm thanh này, hoàng đế biết rằng mình cần phải kết thúc “cuộc yêu” càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, hầu hết các hoàng đế sẽ không lựa chọn kết thúc ngay sau khi nghe tiếng gõ đầu tiên, thái giám bên ngoài cũng biết rất rõ điều này, sau 10- 15 phút, thái giám sẽ gõ lần thứ hai – và hầu hết các cuộc ái ân đều kết thúc ở thời điểm này, nếu không, một tiếng gõ thứ 3 sẽ vang lên.

Công việc của thái giám sau quá trình thị tẩm của các phi tần
10a40f653a27d3798a36
Sau khi kết thúc ân ái, Hoàng đế sẽ không giữ nữ nhân đó qua đêm trong tẩm cung của mình. Ông sẽ ra lệnh để những thái giám có trách nhiệm đưa vị phi tử đó rời đi.

Dựa theo các ghi chép lịch sử, sau khi Hoàng đế sủng hạnh phi tử, thái giám sẽ đến hỏi Hoàng đế có muốn giữ lại hay không. Câu hỏi này có 2 ý nghĩa, một là có muốn đưa vị phi tần kia đi tắm rửa sạch sẽ và rời khỏi tẩm cung hay không. Hai là có giữ lại giống rồng hay không, có cho phi tần kia có cơ hội mang thai hay không.

Nếu Hoàng đế nói không giữ, thì các thái giám sẽ sử dụng một phương pháp đặc biệt để lấy những gì mà Hoàng đế đã để lại trong cơ thể của nữ nhân đó. Hắn sẽ ấn vào một huyệt đạo trên mông của vị phi tần vừa được sủng hạnh, điều này khiến người đó không mang thai.

Sau đó, các thái giám sẽ liên tục xoa bóp bụng của phi tần đó, vừa xoa vừa dùng lực ấn mạnh vào các vị trí ở phần bụng. Hành động này khiến những gì Hoàng đế để lại trong cơ thể họ sau cuộc ân ái mới đó chảy ra ngoài.

Nhưng nếu Hoàng đế cho phép giữ lại, các thái giám sẽ lấy giấy bút ghi chép chi tiết lại. Chẳng hạn như, vào ngày tháng năm này, Hoàng đế đã sủng hạnh phi tần nào, điều này là vì muốn đảm bảo huyết thống và là cơ sở đối chiếu về sau.